Cây trạch tả thường thấy dưới ao hồ tưởng chừng như không có giá trị nhưng mã đề nước lại là một cây thuốc nam quý được dùng trong chữa bệnh mà ít ai biết đến. Trong đông y, loại cây này dùng để chữa bệnh bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số công dụng khác nữa được chúng tôi tiết lộ qua bài viết dưới đây.
Cây trạch tả là gì
Còn có tên gọi khác là mã đề nước, có tên khoa học là Alisma plantago aquatic L., thuộc họ Trạch Tả (Alismaceae). Vị thuốc trạch tả còn có tên gọi khác là thủy tả, hộc tả, mang vu, vũ tôn, trạc chi,… Tên khoa học là Rhizoma Alismataceae.
Đặc điểm cây trạch tả
Thường mọc ở ao, hồ và ruộng, cao khoảng 0,3-1m. Thân rễ trắng, hình cầu, mọc dạng cụm. Lá mọc ở gốc có màu trắng hồng, hình lưỡi mác, phía cuống lá hình tim. Hoa màu trắng, có 3 cánh, họp thành tán có cuốn dài, có 3 lá đài màu lục. Nhị hoa nhiều lá noãn rời nhau, xếp hình xoắn ốc. Quả dạng bế.
Dược liệu: phần thân củ bào chế, màu trắng ngà, phần thịt chứa nhiều bột.
Phân bố và thu hái của cây trạch tả
Ở nước ta, cây mọc hoang ở các ruộng lầy, nơi ẩm ướt và phổ biến ở một số tỉnh thành như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Bình, Hòa Bình,…
Những cây lấy củ thì khi ra hoa có thể hái bỏ đi để củ phát triển to hơn. Một năm thu hoạch 2 lần, vào tháng 6 và tháng 12. Nhổ cả cây, cắt bỏ thân, lá, lấy củ gọt sạch rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học của cây trạch tả
Trong trạch tả có chứa tinh dầu, chất nhựa, protid và chất bột, thành phần hoạt chất cụ thể chưa có số liệu cụ thể. Ngoài ra, theo Dược điển Triều Tiên quy định, độ ẩm dưới 15%, tro dưới 7% và không tan trong HCl dưới 2%, cao rượu trên 7%. Theo đông y, mã đề nước có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tiêu khát, lợi tiểu.
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bắc Bình chỉ ra, trạch tả có khả năng làm giảm lượng ure và cholesterin trong máu sau khi tiến hành tiêm thuốc mã đề nước vào thỏ (đã được tiêm thêm kali nitrat gây viêm thận, ứ đọng ure và cholesterin). Đối với người mạnh khỏe sau khi uống thì lượng nước tiểu tăng lên, natri, kali, clo và ure được thải ra ngoài nhiều hơn.
Tác dụng của cây trạch tả
1. Chữa phù thũng
Bài thuốc 1: Lấy 40g trạch tả và 40g bạch truật, tán thành bột, mỗi lần uống 10-12g với nước sắc từ thổ phục linh.
Bài thuốc 2: Dùng 6g trạch tả, 6g phục linh, 4g bạch truật, 2g quế chi và 2g cam thảo, sắc với 600ml cho đến khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi)
2. Chữa thủy ẩm dưới tâm, gây hoa mắt, không tỉnh táo
80g thủy tả và 200g bạch truật đun sôi lấy nước uống trong ngày.
(Trạch Tả Thang, Hoa Tễ Cục Phương)
3. Điều trị tiểu buốt, tiểu dắt, thận hư
Lấy 1,2g trạch tả, 40g bạch long cốt, 80g cẩu tích, 40g tang phiêu tiêu, 40g xa tiền tử, tất cả đem tán nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, uống trước khi ăn.
(Trạch Tả Tán, Hoa Tễ Cục Phương)
4. Chữa mồ hôi ra nhiều
Mỗi vị một lượng bằng nhau gồm trạch tả, bạch truật, mẫu lệ, phục linh, sinh khương, sắc lấy nước uống trong ngày.
(mã đề nước Thang, Ngoại Đài Bí Yếu)
5. Trị tiểu không thông
20g bạch mao căn, 12g trạch tả, 12g xa tiên thảo, 12g thạch vi, 12g trư linh, 8g xuyên mộc thông, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
6. Chữa viêm thận mạn tính
Dùng 12g trạch tả, 12g bạch truật và 16g cúc hoa, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
7. Trị táo bón
Lấy một lượng vừa đủ mỗi vị gồm trạch tả, binh lang, khiên ngưu, mộc thông, chỉ xác, xích linh, tán thành bột mịn dùng dần. Mỗi lần uống 12g với nước sắc từ gừng và hành.
(mã đề nước Tán, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
8. Trị tiêu chảy, kèm theo chứng bụng sôi, bụng không đau
12g trạch tả, 12g phục linh, 12g bạch truật, 12g thần khúc, 12g mạch nha, 4g sa nhân, 8g trần bì, 4g cam thảo, cho tất cả vào ấm đun sôi lấy nước uống điều trị tiêu chảy rất tốt.
(Tiết Tả Phương, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
9. Chữa viêm thận cấp tính, tiểu ít
Lấy 16g trạch tả, 16g trư linh, 16g xa tiền tử , sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
(nguồn báo mạng)
10. Giảm lượng lipid trong máu
Lấy 8g trạch tả, 6g mộc hương, 6g thảo thuyết minh, 6g tang ký sinh, 3g hà thủ ô, 3g hoàng tinh, 3g kim anh, 3g sơn tra, sắc với nước cho thành dạng cao rồi trộn cùng bột gạo, làm thành viên, mỗi viên tương đương 1,1g vị thuốc. Mỗi lần uống 5-8 viên, ngày uống 2 lần. Liệu trình 1 tháng.
Đối với công dụng này đã được thực hiện với 110 ca, trong đó 44 ca có hàm lượng cholesterol cao, sau khi uống thì lượng bình quân 258mg% đã giảm xuống còn bình quân 235,2mg%, và 103 ca có triglyceride tăng, sau khi uống cũng đã giảm từ bình quân 337,7mg% xuống còn bình quân 258mg%.
(Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số 1 Thượng Hải, Trung Hoa Y học Tạp chí 1976)
11. Điều trị gan nhiễm mỡ
Dùng 20g trạch tả, 15g hà thủ ô sống,15g đan sâm, 15g thảo thuyết minh, 30g sơn tra, 15g hổ trương, 15g hồ điệp, tất cả đun lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang giúp điều trị gan nhiễm mỡ.
(nguồn báo mạng)
12. Trị chóng mặt
Lấy 30-60g trạch tả và 10-15g bạch truật sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc mã đề nước thang này đã áp thực hiện áp dụng theo dõi 55 ca, mỗi ca uống liệu trình 1-9 thang, kết quả đều khỏi.
(Hồ Bắc Trung y Tạp Chí 1988, Dương Phúc Thành)
13. Chữa viêm ruột cấp
12g trạch tả, 12g trư linh, 12g xích phục linh, 20g bạch đầu ông, 8g xa tiền tử, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Sách)
14. Điều trị chứng tiểu ít, táo bón, trướng bụng ở phụ nữ có thai
Dùng 30g trạch tả, 30g tang bạch bì, 30g binh lang, 30g chỉ xác, 30g mộc thông, 30g xích lich, tất cả tán bột mịn. Mỗi lần uống 12g với nước sắc gừng. trị chứng táo bón hiệu quả.
(nguồn báo mạng)
Lưu ý khi dùng cây trạch tả
Nếu dùng quá nhiều mã đề nước sẽ gây ra chứng đau mắt vì vậy trước khi áp dụng bài thuốc trên nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có liều lượng phù hợp với cơ địa của người bệnh.