Viêm da cơ địa nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Viêm da cơ địa tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến da xuất hiện các vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu. Tuy chứng này rất khó chữa nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cảm giác ngứa ngáy trên da rất khó chịu khiến bạn khó kiềm chế gãi mà lại khó ngủ vào ban đêm. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể bạn đã bị viêm da cơ địa và cần chữa trị. Bạn hãy cùng Avado tìm hiểu để có cách chữa trị hiệu quả nhé.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khiến da bạn đỏ và ngứa. Chứng này phổ biến ở trẻ em nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính và có xu hướng bùng phát định kỳ. Bệnh có thể đi kèm những cơn hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa.

Làn da giữ độ ẩm và bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, các tác nhân gây kích ứng và dị ứng. Bệnh viêm da cơ địa sẽ làm ảnh hưởng tới những chức năng này của da. Làn da của bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, các tác nhân gây kích ứng và dị ứng hơn.

Ở một số trẻ, dị ứng thực phẩm có thể gây viêm da cơ địa. Ngoài ra, những ai có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị viêm da cơ địa, dị ứng, dị ứng phấn hoa hoặc hen suyễn sẽ có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa, thường được chia làm 2 yếu tố chính: yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường
Yếu tố cơ địa

– Do di truyền:

Viêm da cơ địa là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao. Thông thường nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh thì có tới 75% khả năng con họ có bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, yếu tố cơ địa do sự thay đổi về tâm sinh lý cơ thể gây ra như:

Rối loạn chức năng nội tiết
Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn tiêu hóa mạn tính
Căng thẳng / cố gắng quá sức / nhạy cảm
Giấc ngủ bị quấy rầy / mất ngủ
Nhiễm trùng
Trước và Sau 4 tuần điều trị Viêm da cơ địa bằng phương pháp Dr Michaels
Yếu tố môi trường: các tác nhân kích ứng gây viêm da cơ địa. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất dễ gặp phải những tác nhân kích ứng như:
Khí hậu – nóng, lạnh, khô
Môi trường – lông động vật, sợi tổng hợp, thực vật, hóa chất và chất tẩy rửa
Ánh sáng mặt trời / ánh sáng tia cực tím
Mỹ phẩm – trang điểm, xà phòng và dầu gội đầu, kem mặt
Thực phẩm
Bảng sau đây chỉ ra một số điều kiện và các yếu tố chính gây bệnh

YẾU TỐ BÊN NGOÀI

(Yếu tố di truyền chỉ đóng một vai trò nhỏ)

Viêm da cơ địa là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao
Viêm da cơ địa là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao

YẾU TỐ BÊN TRONG

(Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng)
Viêm da tiếp xúc
Chàm / Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng
Viêm da tiết bã
Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng
Viêm da quanh miệng
Viêm da vi trùng
Viêm da thần kinh
Vẩy phấn hồng
Viêm da dạng đĩa
Viêm da chân vị thành niên
Bệnh tổ đỉa
Chàm Asteatotic (khô da gây ngứa)

Triệu chứng viêm da cơ địa

Không phải ngẫu nhiên mà các bệnh ngoài da trong đó có bệnh viêm da cơ địa thường khó điều trị. Một phần là do các biểu hiện bệnh thường khá giống nhau, làm cho người bệnh bị nhầm lẫn, khó tìm được cách chữa bệnh phù hợp. Thông thường khi mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân thường hay có triệu chứng sau:

1/ Ngứa da

Do các tác nhân gây hại xâm nhập vào da khiến hệ miễn dịch tự giải phòng histamin bảo vệ gây cảm giác ngứa. Thông thường những cơn ngứa xuất hiện rất thường xuyên. Nhất là vào buổi tối do lúc này nhiệt độ và độ ẩm giảm xuống rõ rệt làm da bị khô, lớp mảng bảo vệ da hoạt động kém hiệu quả hơn.

Lúc này bệnh nhân hay có phản xạ gãi, điều này khá nguy hiểm và không được khuyến khích. Việc gãi không làm giảm ngứa mà còn làm cho phản ứng histamin diễn ra dễ dàng làm tăng tình trạng ngứa. Hơn nữa, khi gãi có thể làm da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

2/ Da bị sưng phù

Sau một thời gian hình thành, những tổn thương trên da sẽ xuất hiện nhiều với mức độ ngày càng nặng hơn. Da không những xuất hiện những nốt mẩn đỏ mà còn trở nên sưng phù. Những tổn thương trên da thường không có ranh giới mà có xu hướng lan rộng và có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện bệnh bằng mắt thường.

Da bị sưng phù dấu hiệu viêm da cơ địa thường gặp

3/ Mụn nước tiết dịch

Thông thường mụn nước rất dễ nhầm với bệnh tổ đỉa. Nhưng bạn cần lưu ý là mụn nước khi mắc bệnh tổ đỉa chỉ xuất hiện không quá cổ tay hoặc cổ chân. Còn mụn nước khi mắc bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể.

Mụn nước thường tổn tại khoảng 3-5 ngày rồi tự vỡ ra, tự khô và đóng vảy hơi vàng. Trong trường hợp làm cho mụn nước bị vỡ sẽ gây ngứa rát, khó chịu, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Bệnh thường tái phát theo chu kì ngứa da, sưng phù, tổn thương da, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy. Những biểu hiện bệnh rất khó kiểm soát và thường tái phát liên tục.

4/ Những dấu hiệu viêm da cơ địa xảy ra ở toàn thân

Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng những biểu hiện bệnh làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Những tổn thương có thể ăn sâu vào da và hình thành sẹo, làm bệnh nhân cảm thấy tự ti, nhất là khi tiếp xúc với người khác.

Những biểu hiện của viêm da cơ địa cũng dễ dần tới hàng loạt tình trạng viêm nhiễm khác như: viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng… nhưng khá năng mắc bệnh thường không cao lắm.

Việc xác định các dấu hiệu viêm da cơ địa khá quan trọng, giúp bác sĩ xác định được tình trạng bệnh. Vì ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bệnh rất khác nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc cũng như có biện pháp chữa trị bệnh phù hợp.

Biến chứng của viêm da cơ địa

Các biến chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể bao gồm:

Hen suyễn và dị ứng phấn hoa: Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị bệnh tự miễn cũng bị hen suyễn và dị ứng phấn hoa.

Ngứa mãn tính và bong tróc da: Một biến chứng của viêm da cơ địa là viêm da thần kinh. Bạn sẽ bị ngứa ở một vùng da trên cơ thể và bắt đầu gãi khu vực này. Càng gãi, bạn sẽ càng ngứa hơn và da sẽ bị đổi màu, dày và cứng.

Nhiễm trùng da: Việc gãi liên tục có thể khiến da tổn thương và chảy máu. Những vết thương này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn.

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng này khá phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa.

Các vấn đề về giấc ngủ: Cảm giác ngứa và muốn gãi liên lục có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn rất lớn.

Điều trị Viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm, chống ngứa.

1,Chăm sóc da:

trong các bệnh tự miễn, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút. Các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát trùng, hóa chất, khói thuốc lá, rượu, bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc. Có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền

Tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

2, Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh

Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng.

Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà… Những yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp với viêm da cơ địa là thức ăn, bụi nhà, biểu bì, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn tụ cầu vàng…

xác định được chính xác các yếu tố
xác định được chính xác các yếu tố

3, Dùng thuốc chống viêm, chống ngứa, dưỡng ẩm

– Bôi corticosteroid trong thời gian ngắn

– Duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh

– Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống

– Kháng histamin chống ngứa

Trường hợp bôi thuốc lâu không khỏi, bạn nên đi khám lại, trường hợp bạn đang mang thai nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh tự miễn bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh tự miễn đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Eczestop:

Kem dưỡng Eczestop làm ẩm, mềm da, giúp làm sạch bề mặt da, làm sạch vi khuẩn, dùng làm sạch da trong các trường hợp tổ đỉa, chàm, ezema và các bệnh ngoài da. Giúp làm sạch bề mặt da, sát khuẩn, tăng tái tạo tế bào da trong các trường hợp: da bị kích ứng, mụn nước, ngứa, các thể bệnh eczema như viêm da dị ứng.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại