Tai biến nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?

Tai biến là gì là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần hoặc toàn bộ não bị dừng đột ngột, hoặc ngừng trệ. Tai biến (đột quỵ não) có 2 loại chính: chảy máu não (do vỡ mạch), nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch).

Theo một số thông kê, tại Việt Nam mỗi năm có tới 200.000 bị đột quỵ/ tai biến. Hơn một nửa trong số đó là tử vong và 90% những người sống sót phải chịu những di chứng nặng nề suốt đời như không nói được, liệt nửa người, tứ chi. Tỉ lệ nam giắc mắc tai biến gấp 4 lần nữ giới.

Trong 3 năm gần đây, số lượng người bị tai biến có chiều hướng tăng dần từ 1,7% đến 2,5%. Hơn nữ, tỉ lệ người bị tai biến có xu hướng trẻ hóa từ 40 – 45 tuổi so với trước đây 50 – 60 tuổi – một con số đáng báo động. (Thống kê năm 2017).

Tai biến một căn bệnh hết sức nguy hiểm và để lại những di chứng nặng nề có thể sảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là những người cao tuổi, người già. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới cho các bạn thông tin về căn bệnh này. Vậy tai biến là gì?

Nguyên nhân gây Tai biến

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đột quỵ, sau đây là một số dấu hiệu chính:

Do vỡ mạch máu não:

Người bị cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng mạch máu não bị vỡ. Khi huyết áp tăng cao, tạo ra một áp lực lớn lên thành mạch, khi vượt quá ngưỡng chịu đựng, các động mạch vốn đã có sức đàn hồi kém và bị xơ cứng sẽ bị vỡ ra, gây tai biến.

Do mạch máu não bị tắc:

Khi lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa động mạch ngày càng dày lên là nguyên nhân khiến máu lên não gặp khó khăn, không thể lưu thông tốt.

Do mạch bị lấp:

Một số người bị mắc bệnh về tim như hẹp van tim, tim to, tim bị loạn nhịp hay rung nhĩ…cũng là nguyên nhân làm cho dòng máu kém lưu thông, lâu dài sẽ gây tích tụ thành những cục máu đông. Khi huyết khối di chuyển đến động mạch não có kích thước nhỏ hơn sẽ gây ra hiện tượng lấp mạch.

Ngoài ra, một số đối tượng sau đây có nguy cơ Tai biến:

Bệnh Tai biến ở người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên)
Người bị bệnh tiểu đường
Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
Người ít vận động
Béo phì, thừa cân và mức cholesterol cao,…

Tai biến (đột quỵ não)
Tai biến (đột quỵ não)

Những triệu chứng nhận biết Tai biến nhẹ

Tai biến nhẹ được hiểu như một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, các triệu chứng giống như đột quỵ nhưng biến mất trong vòng từ 1 đến 2 giờ.

Theo kết quả thống kê cho thấy, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hàng nghìn người mắc mới và cũng rất nhiều ca bệnh tử vong vì Tai biến. Tuy bệnh thường diễn ra nhanh, đột ngột nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu của Tai biến để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng cũng như ngăn chặn nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Tai biến có thể khiến người bệnh bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.

Nguy cơ cao

ở những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch… Dấu hiệu để nhận biết cơn tai biến sắp xảy ra là người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc nằm liệt hẳn một bên tay, chân, liệt nửa người, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân… Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, người nhà cần đỡ bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị ngã, đặt bệnh nhân nằm nghiêng, hơi nâng đầu lên và đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất bởi việc điều trị chỉ đạt hiệu quả tối đa trong vòng 3 giờ đầu, kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của Tai biến nhẹ.

Những người bị Tai biến nhẹ có biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn so với những trường hợp bị tai biến mạch máu nặng. Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng.

Có những trường hợp điển hình.

Trong vài giờ hoặc vài ngày tùy từng người. Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.

Dưới đây là các triệu chứng Tai biến cần phải cảnh giác:

Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.
Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.
Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.
Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.
Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Nguyên tắc điều trị Tai biến

Tai biến là một cấp cứu y tế, do đó cần phát hiện dấu hiệu của tai biến, điều trị sớm trong những giờ đầu để giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn phế cho bệnh nhân. Mục đích điều trị cho bệnh nhân Tai biến là duy trì đời sống sinh hoạt bình thường, giới hạn tổn thương tế bào não và hạn chế các di chứng, biến chứng và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Các nguyên tắc điều trị Tai biến:

Hồi sức cấp cứu được ưu tiên lên hàng đầu.
Chống phù não cho bệnh nhân tránh các tổ thương thần kinh.
Xác định thể Tai biến để điều trị đặc hiệu (chảy máu não hay nhồi máu não).
Kết hợp điều trị giảm triệu chứng cho bệnh nhân: duy trì đường huyết, chống co giật, hạ thân nhiệt xuống dưới 370.
Duy trì cân bằng nước – điện giải và thăng bằng kiềm – toan
Phòng chống nhiễm trùng, bội nhiễm đường niệu và phổi
Đảm bảo cung cấp đủ calo hàng ngày cho bệnh nhân
Kết hợp điều trị với phục hồi chức năng, chống teo cơ, cứng khớp và điều trị dự phòng tái phát.

2. Cách chữa Tai biến không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, cần phải kết hợp với các biện pháp điều trị Tai biến không dùng thuốc để bệnh nhân sớm hồi phục, hạn chế sự tàn phế đến mức thấp nhất do di chứng.

2.1 Tập luyện phục hồi chức năng cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, bệnh nhân nên áp dụng biện pháp vật lý trị liệu Tai biến. Nên tập luyện ngay từ những ngày đầu bị Tai biến. Nguyên tắc tập luyện từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mức độ hồi phục của bệnh nhân.

Nên vận động toàn diện, tác động đồng thời các nhóm cơ bị liệt. Cần vận động sớm để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tăng cường sức mạnh của cơ. Có thể dùng các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ bệnh nhân tập luyện, giúp bệnh nhân độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày .

Nếu bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, ý thức, người thân cần trò chuyện, cho bệnh nhân nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình…Lặp lại trong vòng 20 tuần với mức độ khó tăng dần. Đây là cách điều trị Tai biến tại nhà giúp bệnh nhân sớm phục hồi sau Tai biến.

Tác hại của bệnh
Tác hại của bệnh

2.2 Điều trị Tai biến tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc

Với người bệnh tai biến, đặc biệt với bệnh nhân nằm một chỗ, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vô cùng quan trọng.

Cần hạn chế chất béo và muối cho bệnh nhân. Chỉ nên ăn khoảng 1g muối/ngày, nhất là bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Giảm lượng thịt và trứng xuống, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như các loại rau xanh lá đậm, các loại quả… Chia lượng thức ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ, chế biến cho bệnh nhân thức ăn mềm, dễ tiêu, phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt cần đặt ống thông dạ dày để nuôi dưỡng, tránh gây sặc cho bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân cần chú ý thường xuyên theo dõi huyết áp, đề phòng tai biến tái phát. Trường hợp liệt nửa người cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, lật người bệnh nhân thường xuyên để tránh lở loét chỗ tỳ, hạn chế bội nhiễm.

3. Điều trị Tai biến dùng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể tai biến mà bác sỹ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc.

Các thuốc chống kết tập tiều cầu giúp hạn chế hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, dự phòng tái phát cơn tai biến như aspirin 100-325mg, ticlopidin 200mg, aggrenox, clopidogrel 75mg.

Các thuốc chống đông như warfarin, lovenox làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông, giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu não.

Các thuốc cải thiện tuần hoàn máu não như gingko biloba, tanakan… giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng tế bào não, hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương.

Các thuốc nuôi dưỡng, phục hồi cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh: Cerebrolysin, citicoline. Trong đó Cerebrolysin được chỉ định trong các giai đoạn của thiếu máu não cục bộ và chấn thương sọ não càng sớm càng tốt.

Sử dụng kháng sinh để dự phòng, chống bội nhiễm (viêm phổi, tiết niệu…) khi cần thiết.

4. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân Tai biến

Điều trị Tai biến tại nhà đòi hỏi người thân cần phối hợp với bác sỹ theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, nhất là chỉ số huyết áp. Tần suất theo dõi tùy vào tình trạng bệnh. Đồng thời chú ý những biểu hiện bất thường, dấu hiệu đột quỵ, để phát hiện điều trị kịp thời.

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, lo lắng. Cho bệnh nhân nằm ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng về một bên, thường xuyên xoa bóp, vận động tay chân cho bệnh nhân. Thay đổi tư thế cho bệnh nhân mỗi ngày ít nhất 2 lần.

Để điều trị Tai biến hiệu quả, cũng như dự phòng tái phát, bệnh nhân cần thực hiện theo chỉ định và lời khuyên bác sỹ, tăng cường tập luyện phục hồi chức năng và điều chỉnh lại lối sống.

Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả bằng sản phẩm có thành phần thảo dược

Người bị tai biến cần được khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có dấu hiệu bất thường, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thực hành những bài tập phục hồi chức năng đều đặn.

Bên cạnh đó, để cải thiện di chứng sau tai biến, người bệnh nên kết hợp dùng sản phẩm có các thành phần thảo dược. Đây cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Việc phục hồi sau đột quỵ cần có phác đồ điều trị chuẩn xác để ngăn bệnh tái phát trở lại. Trong đó việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chiết xuất 100% từ thiên nhiên mang tính an toàn cao hiệu quả mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Sản phẩm dẫn đầu xu hướng

S-wellmind được chiết xuất từ nguồn thảo dược thiên nhiên theo công nghệ hiện đại, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Mỹ. Sản phẩm giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ, hỗ trợ điều trị thiểu năng não, tăng cường lưu lượng máu não và vi tuần hoàn, cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não.

Mua ngay

Và sản phẩm sản xuất trong nước bởi những đơn vị uy tín chất lượng như:

Mua ngay
Mua ngay

Những sản phẩm chiết xuất thảo dược được khuyên dùng nhằm hỗ trợ, ngăn ngừa chứng:cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, suy tuần hoàn não – suy giảm trí nhớ, Tai biến và sau tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thị giác và tuần hoàn thần kinh, an toàn hiệu quả mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi hiện tại đã có mặt tại cửa hàng Avado. Quý khách đặt mua sử dụng nút mua ngay bên dưới hoặc gọi điện thoại đến số 0966602957 để được tư vấn miễn phí bởi dược sĩ nhiều kinh nghiệm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại