Sơn đậu căn là rễ cây sơn đậu, hay còn gọi là cây quảng đậu, khổ đậu, hòe Bắc Bộ. Ở nước ta, đậu căn có nhiều ở một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh… Vào mùa thu, người ta thu hoạch rễ, rửa sạch, phơi sấy khô. Trước khi dùng, đem cắt đoạn 3 – 5cm, sao vàng. Về mặt hóa học, rễ sơn đậu chứa alcaloid, flavonoid…; matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin. Ngoài ra còn có pterocarpin, sophoranon,…
Tên tiếng Việt: Hòe bắc bộ, Sơn đậu (căn), Sơn đậu
Tên khoa học: Sophora tonkinensis Gagnep.
Họ: Fabaceae
Công dụng: Sưng họng, sưng mộng răng, ngộ độc, kiết lỵ, táo bón; còn dùng trị ung thư vì có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư và trị rắn cắn, nhọt độc (Rễ).
Mô tả chi tiết Sơn đậu căn
Cây nhỏ, cao vài mét, mọc thành bụi, phân cành nhiều. Rễ mập phân nhánh. Thân hình trụ tròn. Thân, lá, hoa đều có lông mềm màu vàng.
Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 15-31 lá chét mọc đối, hình bầu duc dài 3-4 cm, rộng 1-2 cm, gốc tròn hoặc hơi bằng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn hơi bóng, mặt dưới hơi có lông.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngọn thân thành chùm dựng đứng, dài 8-10 cm gồm nhiều hoa màu vàng nhạt, lá bắc dễ rụng, đài hình chuông có lông ở mặt ngoài, có răng ngắn, tràng có móng ngắn, cánh thìa tù, nhị hơi dính nhau ở gốc, bầu có lông.
Quả đầu có lông mềm, thắt lại giữa các hạt, hạt màu đen bóng.
Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.
Phân bố, sinh thái
Sơn đâu chỉ thấy phân bố ở Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu – Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, sơn đậu cũng chỉ có ở một vài điểm thuộc vùng núi phía bắc giáp Trung Quốc. như xã Quyết Tiên, Bát Đại Sơn, Thái An – huyện Quản Bạ và xã Mèo Vac – huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Ở tỉnh Cao Bằng, đã thu tháp được mẫu sơn đậu ở huyện Trùng Khánh và Hạ Lang.
Có tài liệu cho rằng cây còn có ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng (Võ Văn Chi, 1996) song kết quả điều tra của Viên Dược liệu tại các địa phương trên chưa ghi nhận được.
Sơn đậu được coi là loài cây của vùng khí hậu nhiêt đới núi cao.
Cây thường moc rất rải rác ở loại rừng cây bụi hay rừng thưa trên núi đá vôi, độ cao từ 1000m (ở Cao Bằng) đến hơn 1600m (ở Thái An – Hà Giang). Sơn đâu là cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng do mọc ở các vách đá cheo leo, nên khi quả già phát tán, hạt giống khó giữ lại được.
Sơn đậu là cây thuốc thuôc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam.
Ở tỉnh Hà Giang, nhân dân thường đi tìm kiếm bán qua biên giới. Kết quả điều tra gần đây của Viện Dược liệu (1999 – 2000) ở các điểm phân bố kể trên cho thấy, sơn đậu đã trở nên hiếm rõ rệt. Bảo tồn cây thuốc này đang là vấn đề cần được quan tâm.
Bộ phận dùng
Rễ thu hái vào mùa thu, bóc lấy vỏ rễ, phơi khô. Khi dùng sao vàng.
Thành phần hóa học
Rễ sơn đậu chứa matrin 0,52%, oxymatrin 0.35%, anagyrin, methylcytisin.
Ngoài ra, còn có pterocarpin, 1 – trifolirhizin, 1-maackitain – β – D – glucosid, 1-maackiain.
Nhiều hơp chất khác cũng được đề cập đến là sophoranon, sophoradin, sophora nochromen, sophoradochromen, 2 (3′-hydroxy-2’, 2′-dimethyl – 8″- (3 – methyl-2-butenyl) chroman-6-yl)-7 hydroxy-8’– (3-methyl-2-butenyl) chroman-4-on, 2 (2″-(1-hydroxy1-methylethyl) – 7″ – (3-methyl-2-burenyl-2′, 3′- dihydrobenzofuran) – 5′ – yl) – 7 – hydroxy-8 – (3- methyl-2-butenyl) chroman-4-on, daidzein, 2 – (7’- hydroxy-2″, 2′-dirnethyl -2H-benzopyran) – 6′- yl] – 7 hydroxy-8 – (3-methyl-2-bulenyl) chroman-4-on, 4, 7dihydroxy-6- 8 – bis – (3-methyl – 2 -butenyl) flavanon, 2′, 4′, 7-1 trihydroxy-6, 8-bis (3-methyl-2- butcnyl) flavanon, 6 – 3 – (2, 4′-hydroxyphenyl) acryloyl-7-hydroxy-2, 2 – dimethyl-8 (3 – methyl2-butenyl) 2H- benzopyran, 2 – (2′. 4′-dihydroxyphenyl) – 8, 8-dimethyl – 10 – (3 – methyl – 2 – butenyl) 8 H – pyrano. 12, 3-d] chroman-4-on (Trung thảo dược học, tập 2, 1976)
5. Tác dụng dược lý Sơn đậu căn
Hoat chất oxymatrin có tác dụng ức chế sự tạo loét gây bởi thắt môn vị hoặc indomethacin. Tác dụng này có liên quan đến ức chế tiết acid. Khi đưa vào trực tràng, oxymatrin làm giảm tiết acid dịch vi ở chuột cống trắng và giảm chuyển đông của dạ dày gây bởi stress thực nghiêm. Tác dụng bảo vệ của oxymatrin trên loét do stress có thể do giảm tiết acid và ức chế chuyển động của dạ dày. Matrin có trong sơn đậu chỉ có tác dụng ức chế yếu sự tiết acid dịch vi, nhưng khá hiệu quả dự phòng loét do stress sau khi tiêm tĩnh mạch.
Oxymatrin được dùng làm thuốc uống chống hen. Nghiên cứu dược đông học cho thấy sau khi tiêm bắp cho chuột cống trắng, oxymatrin xuất hiện với nồng độ cao ở các mô, mật và nước tiểu. Ngược lại, khi uống, chất này được chuyển thành matrin. Tiêm tĩnh mach oxymatrin không có tác dụng ức chế hen thực nghiệm ở chuôt lang, trong khi cho uống oxymatrin làm giảm các triệu chứng hen. Matrin có thể là chất chuyển hóa có hoạt tính từ Oxymatrin. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, uống 100mg oxymatrin, khoảng 40% của liều được bài tiết trong nước tiểu, trong đó 13 – 33% là oxymatrin.
Oxymatrin và matrin có tác dụng chống ung thư đối với sarcom 180
matrin cũng có tác dụng ức chế u báng Ehrlich ở chuột nhắt trắng. Oxymatrin có tác dụng bảo vệ trên tổn thương gan thực nghiệm ở động vật. Oxymatrin với liều 3.6 mg/kg tiêm bắp làm giảm có ý nghĩa hoạt tử gan, sự tiêu glycogen và sự tăng hoạt tính của GPT huyết thanh ở thỏ và chuột nhắt trắng gây bởi carbon tetraclorid, hoặc D-glucosamin. Matrin có tác dụng chặn miễn dịch in vivo. Sự tăng sinh tế bào lách chuột và sư tạo interleukin-2 giảm 50% trong nuôi cấy ở nồng độ natrin khá cao (0,6 và 0,1 mg matrin/ml, tương ứng).
Tiêm bắp oxymatrin với liều 100 – 150 mg/kg/ngày trong 2 – 4 tuần không gây tổn hại các cơ quan tim, lách và thận chuột nhất trắng. Liều I.D50 tiêm phúc mạc của oxymatrin ở chuột nhắt trắng là 521 mg/kg. Matrin tiêm phúc mạc hoặc cho uống với liều 20 – 30 mg/kg ức chế sự tăng thân nhiệt gây bởi men ở chuột cống trắng một cách phụ thuộc vào liều.
Tác dụng hạ nhiệt của matrin được trung gian bởi sự giải phóng dopamin
hoặc thông qua sự phong bế thụ thể dopaminergic. Tiêm bắp matrin với liều 25 ng/kg ở chuột cống trắng làm giảm rõ rệt viên bàn chân chuôt do caragenin. Matrin với liều hàng ngày 15 và 25 mg/kg, tiêm bắp cho thỏ trong 8 ngày làm giảm viêm tai thỏ gây bởi dầu ba đậu. Cắt bỏ tuyến thượng thận không ảnh hưởng đến hoạt tính chống viêm ở chuột nhắt trắng. Như vậy, matrin có những đặc tính của thuốc chống viêm không steroid và tác dụng có liên quan với trục dưới đồi – tuyến thượng thận.
Matrin có tác dụng ức chế viêm mắt gây bởi protein của thể thủy tinh. Khác với corticoid, matrin không làm dễ dàng sự phục hồi áp suất trong mắt ở thỏ, cũng không làm thay đổi hiệu số điện thế qua thể mống mắt-mi của thỏ. Những kết quả này cho thấy matrin có thể trở thành một thuốc điều trị viêm mắt an toàn hơn so với corticosteroid. Ngoài ra, matrin làm tăng rõ rệt thời gian phản ứng của chuột nhắt đặt trên tấm sưởi điện, nên có thể dùng làm thuốc giảm đau.
Tính vị, công năng
Rễ sơn đậu có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế, đại trường, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu thũng, giảm đau, sát trùng.
Công dụng Sơn đậu căn
Rễ sơn đậu được dùng chữa mụn nhọt độc, môt số chứng sốt, ho, viêm họng, phù thũng. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Vỏ rễ sơn đậu sao vàng, với liều hàng ngày 6 – 12g sắc uống chữa kiết lỵ, đau bụng, ngô đôc, cũng thường tán bột làm viên uống. Dùng ngoài, rễ hoặc cả cây sơn đậu nấu nước thật đăc để rửa, hoặc phơi khô, tán bột, hoà với dầu vừng bôi chống lở loét, mụn nhọt, trĩ các vết thương nhỏ do các con vật cắn.
Kiêng kỵ : Người có tỳ vị hư hàn, đái tháo đường không dùng.
Ở Trung Quốc, có nơi người ta dùng rễ sơn đậu trị ung thư. Ở một số nước khác, rễ sơn đậu chữa viêm họng, ho, vàng da… táo bón, sưng mộng răng. Dùng ngoài, rẽ tán bột, đắp chữa bỏng và rắn cắn.
Cách dùng sơn đậu căn làm thuốc
Trị viêm amidan cấp tính: sơn đậu căn, ngưu bàng tử, xạ can, kinh giới, mỗi vị 9g; kim ngân hoa 12g; phòng phong, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần. Hoặc: sơn đậu căn 12g, sinh cam thảo 4g, sắc uống, ngày một thang. Hoặc: sơn đậu căn, kinh giới, bạc hà, cát cánh, mỗi vị 8g, sắc uống ngày một thang. Hoặc phối hợp sơn đậu căn với hạ khô thảo, huyền sâm, bối mẫu, mỗi vị 8g dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.
Trị viêm amidan mạn tính:
sơn đậu căn 15g, kim liên hoa 5g, sinh cam thảo 10g. Sắc uống, ngày 1 thang, 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 3 – 4 tuần.
Trị viêm amidan, viêm họng sưng thũng, sốt cao, nuốt đau:
sơn đậu căn, kim ngân hoa, mỗi vị 12g; hoàng liên 4g, hoàng bá 8g. Có thể thay hoàng liên bằng hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần.
Trị viêm họng cấp, đau họng: sơn đậu căn 3g;
nhân sâm, xạ can, mỗi vị 10g; cát cánh 7g, cam thảo 2g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần.
Trị sưng lợi răng:
sơn đậu căn, bạch cương tằm, chi tử, mỗi vị 12g; bạc hà, kinh giới, mỗi vị 6g; huyền sâm, cát cánh, cam thảo dây, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 1 – 2 tuần. Có thể dùng sơn đậu căn dưới dạng thuốc bột: sơn đậu căn 60g, cam thảo 10g. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền nhiều ngày.
Ngoài ra, sơn đậu căn còn được dùng ngoài để trị mụn ngứa, côn trùng, rắn, rết cắn: sơn đậu căn tán bột mịn, thêm nước đun sôi để nguội thành hồ nhão, bôi vào vết thương. Hoặc sơn đậu căn 12g, hàn the 4g, băng phiến 0,8g. Tất cả tán bột mịn, thêm nước sôi để nguội tạo bột nhão, bôi vào vết thương.