Chân tay lạnh nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị chân tay lạnh. Thông thường, chân tay lạnh là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị chân tay lạnh liên tục, đặc biệt là sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh chân tay lạnh. Nếu tay bị lạnh thì có nghĩa là bạn có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hoặc tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Nếu bạn đang ở bên ngoài trong thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị chân tay lạnh thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chân tay lạnh là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng phổ biến này, bao gồm:

Hệ tuần hoàn của cơ thể gặp vấn đề: Hoạt động của tim bị giảm đi, sự lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể không được đảm bảo ổn định, dẫn đến bàn chân bàn tay không được cung cấp đầy đủ máu và kịp thời nên dẫn đến hiện tượng chân tay lạnh.

Những người thiếu máu cũng thường gặp triệu chứng chân tay lạnh do lượng hồng cầu trong máu bị giảm xuống, khiến cho bàn chân bàn tay của họ luôn bị lạnh ngắt dù thời tiết nóng hay lạnh.

Khí huyết không lưu thông:

Khi thời tiết trở lạnh sẽ khiến các thành mạch máu co lại, làm cho khí huyết không lưu thông thuận lợi có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gan. Lưởng máu lưu thông kém không đủ nuôi dưỡng tế bào vì thế chân tay sẽ luôn bị lạnh và nhợt nhạt.

Hoocmon có sự thay đổi, nhất là hoocmons sinh sản: Vì thế nữ giới mắc bệnh chân tay lạnh nhiều hơn nam giới. Vào mỗi kỳ kinh nguyệt cơ thể phụ nữ luôn bị mất đi một lượng máu khá lớn khiến nhiejet độ của cơ thể bị giảm xuống.

Một số những yếu tố bệnh tật:

Những người có tiền sử mắc bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, bệnh tim mạch cũng có khả năng bị chân tay lạnh. Ngoài ra những yếu tố khác như stress, căng thẳng mệt mỏi cũng khiến bệnh chân tay lạnh thêm nặng.

Ngoài phụ nữ và người cao tuổi thì những người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sức đề kháng kém, và những người có tiền sử mắc những bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… cũng thường xuất hiện triệu chứng chân tay lạnh.

Bỏng lạnh và tê cóng da. Bộ phận cơ thể bị tê buốt và có màu trắng, cứng hoặc sáp, chúng có thể có màu trắng-tím hoặc trắng-vàng. Phần da bị tê cóng có màu trắng nhưng không cứng và chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần bị bỏng lạnh thì sẽ không có cảm giác. Trong quá trình bị tê cứng, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran hoặc cảm thấy tê cứng như một khúc gỗ. Khi bộ phận bị tê buốt đã dịu đi, bạn có thể không thấy đau hoặc nhức.

Tuy nhiên, khi bạn làm ấm nhanh bộ phận bị tê buốt đó trong nước ấm theo phương pháp khuyến cáo thì có thể sẽ thấy đau. Trong vài ngày tới, chỗ bị bỏng lạnh thường sẽ đau và sưng lên. Các vết phồng rộp có thể xuất hiện và các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều sẽ chuyển sang màu đen;

chân tay lạnh là một phần của phản ứng tự nhiên
chân tay lạnh là một phần của phản ứng tự nhiên

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chân tay lạnh?

Con người là loài động vật máu ấm nên khi tiếp xúc với khí lạnh, cơ thể sẽ cố gắng để giữ ấm. Nếu cơ thể bị hạ nhiệt, lưu thông máu ở tay, chân, tai, mũi sẽ giảm để các bộ phận còn lại của cơ thể có thể giữ ấm. Khi nhiệt độ ở dưới mức đóng băng, hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện ở những bộ phận có máu lưu thông ít.

Các nguyên nhân gây ra bệnh chân tay lạnh bao gồm:

Chấn thương đông lạnh xảy ra do da bị lạnh. Lúc này, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương sau khi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt, lạnh trong hoặc trên nhiệt độ đóng băng;

Cước da xảy ra do tiếp xúc với môi trường lạnh trong một thời gian dài mà không bị đóng băng hoặc do các điều kiện rất ẩm ướt khác;

Hiện tượng Raynaud là sự thu hẹp bất thường của các mạch máu.

Chúng co lại khi các ngón tay hoặc ngón chân bị lạnh;

Cryoglobulins là các protein, thường được hòa tan trong máu, trở thành chất rắn trong điều kiện lạnh. Cryoglobulinemia là điều kiện liên quan đến cryoglobulins trong máu, theo đó, việc tiếp xúc với môi trường lạnh khiến da ở ngón tay hoặc ngón chân đổi sang màu xanh;

Trên da xuất hiện các vết sẩn đỏ sau khi bạn ở trong điều kiện quá lạnh, hiện tượng đó gọi là nổi mề đay lạnh.

Các nguyên nhân khác dẫn đến chân tay lạnh bao gồm:

Bệnh tiểu đường;

Bỏng lạnh;

Ban Lupus;

Xơ cứng bì.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh chân tay lạnh?

Người vô gia cư, làm việc ngoài trời, đam mê các môn thể thao mùa đông và leo núi là những những người có nguy cơ mắc phải bệnh chân tay lạnh cao nhất. Nhiều hoạt động mới lạ có thể khiến cho tê cóng chân tay bao gồm môn dù lượn ở trên cao và trượt tuyết bằng diều. Đồng thời, sử dụng rượu ở vùng khí hậu lạnh cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh này.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh chân tay lạnh?

Các yếu tốcó nguy cơ khiến bạn bị chân tay lạnh là:

Sống trong điều kiện có gió lạnh;

Mặc quần áo bó sát;

Tay, chân ướt;

Hút thuốc (giảm lưu thông máu đến tay và bàn chân).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh chân tay lạnh?

Bỏng lạnh có thể nhận biết bằng mắt mà không cần xét nghiệm. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào cho các tình trạng khác do lạnh gây ra, ngoại trừ xét nghiệm máu để kiểm tra chất cryoglobulins. Với trường hợp bị bỏng lạnh, bạn cần phải được kiểm tra để xem có thương tích hoặc tình trạng nào khác không.

Nếu có những tình trạng khác như hạ thân nhiệt (dưới nhiệt độ cơ thể bình thường) hoặc gãy xương thì bạn cần phải được kiểm tra để xem còn thương tích nào khác không.

Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải chụp xương. Quy trình này không gây đau và giúp các bác sĩ phát hiện được phần nào trên tay và chân vẫn còn lưu thông máu.

Các xét nghiệm khác để chẩn đoán bỏng lạnh bao gồm xét nghiệm máu, đặc biệt là xét nghiệm có hiện tượng đông máu hay không và chụp X-quang.

Các xét nghiệm
Các xét nghiệm

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chân tay lạnh?

Nếu khi bạn đi đến phòng cấp cứu và vẫn còn có bất kì khu vực nào bị bỏng lạnh hoặc tê cứng màu trắng thì bác sĩ sẽ bắt đầu làm ấm nhanh chóng ở trong nước có nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể. Các khu vực bị tê cứng được rã đông cho đến khi chúng chuyển sang màu hồng, lúc đó nghĩa là máu đã lưu thông trở lại.

Nếu các bộ phận được làm ấm đã hơi đỏ trở lại, bác sĩ sẽ cho phép bạn về nhà, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ các khu vực bị thương. Nếu bạn chỉ bị phồng rộp ở đầu ngón tay và ngón chân kèm với một chút sưng và đau thì bác sĩ cũng sẽ cho phép bạn về nhà sau khi đã hướng dẫn về y tế. Nếu bạn có vết phồng rộp màu đen, không sưng hoặc máu không lưu thông ở khu vực được làm ấm thì bạn sẽ phải nhập viện.

Trong cả hai trường hợp.

bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen (Advil®), hai thuốc này có thể bảo vệ bạn khỏi các tổn thương do các chất được giải phóng từ những tế bào bị hỏng gây ra. Bạn cũng có thể được sử dụng các loại thuốc khác để giúp lưu thông máu và đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu bạn phải nhập viện, các bộ phận bị thương sẽ được băng bó và nâng lên cao. Cứ hai lần một ngày, các y tá sẽ tháo băng cho bạn và ngâm bộ phận bị thương trong nước ấm để diệt khuẩn và các tế bào chết bám trên bề mặt của da. Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải loại bỏ các tế bào chết do thương tổn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngâm chân tay bằng nước ấm

Ngâm chân tay trong nước ấm và massage tầm 15-20p, thêm vào chút muối hoặc gừng. Sẽ giúp các mạch máu được giãn ra, nhờ đó khí huyết lưu thông dễ dàng tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời cũng giúp bạn ngủ ngon ngon hơn sâu hơn.

Trước khi ngủ bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để sưởi ấm chân.

Vận động
Trong quá trình vận động sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể được thúc đẩy, tuy nhiên bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và vừa sức, không nên vận động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi mất sức.

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Bạn nên chú ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn, vào thời tiết lạnh bạn nên hạn chế những thức ăn có tính hàn, sử dụng thực phẩm ấm nóng nhiều hơn, sẽ cải thiện được chứng chân tay lạnh. Nhưng không vì thế mà ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng sẽ gây ra nhiều bệnh như nhiệt miệng. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin B1, B12, sắt.

Thư giãn và nghỉ ngơi

Thiếu ngủ, căng thẳng stress luôn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Vì thế một chế độ sinh hoạt hợp lý nghỉ ngơi thư giãn ngủ đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chứng chân tay lạnh cũng sẽ giảm đi rõ rệt.

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất khi chân tay bị lạnh bạn hãy cọ sát chúng với nhau sẽ giúp mau lưu thông tuần hoàn tốt hơn, cơ thể và chân tay cũng sẽ ấm hơn.

Tuy nhiên, một số cách chữa chân tay lạnh nêu trên chỉ khắc phục được một phần nào đó tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Để việc chữa bệnh thuận lợi nhanh chóng và an toàn bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp hữu hiệu nhất.

Chữa chân tay lạnh bằng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên.

Chân tay lạnh thường là do các bệnh về huyết áp gây nên vì vậy cần điều trị từ nguyên nhân bệnh. Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên điều trị chân tay lạnh là giải pháp hoàn toàn đúng đắn ngày nay.

Hồng Mạch Khang

Năm 2010, Hồng Mạch Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả cho thấy, việc sử dụng sản phẩm giúp hỗ trợ nâng chỉ số huyết áp, cải thiện rõ rệt các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ… do huyết áp thấp, thiếu máu não gây ra.

Những người có thể dùng sản phẩm này gồm:
Người bị huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược cơ thể, thiếu máu, rối loạn tiền đình.
Người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh kinh niên.
Người thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, da xanh xao, chân tay lạnh, chán ăn, mất ngủ.


Mua ngay

Quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại