Ngày đèn đỏ tới chậm có thể là điều vui mừng nhưng cũng có khi là sự ngoài mong đợi. Tuy vậy, sự chậm trễ kinh nguyệt ngoài nguyên nhân có thai còn do stress, giảm cân quá nhiều, luyện tập thể dục quá sức, mãn kinh sớm…
Vì vậy nếu chu kỳ hàng tháng này của bạn tự dưng thay đổi bất thường, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để sớm điều chỉnh vì nó liên quan mật thiết tới sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chậm kinh
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xảy ra khi phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản và kết thúc khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Kinh nguyệt được hình thành do sự thay đổi nồng độ Estrogen, Progesterone do hoàng thể tiết ra. Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày, số ngày ra hành kinh từ 3-7 ngày, với số lượng máu kinh trung bình khoảng 100 ml ở mỗi chu kỳ.
Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, trong xuốt vòng đời của chị em phụ nữ kinh nguyệt không bao giờ đều tăm tắp được, đôi khi vì một số nguyên nhân nào đó mà kinh nguyệt sẽ đến chậm hoặc sớm hơn; rong kinh hoặc vô kinh kéo dài. Vậy nguyên nhân chậm kinh do đâu, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
Do mang thai
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em đều đặn vào hàng tháng, vòng kinh kéo dài từ 28-30 ngày. Nhưng lần này bị trễ kinh hơn 1 tuần và trước đó em có quan hệ tình dục với chồng mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh nào, thử que vẫn hiện lên 1 vạch, có thể lượng HCG trong máu và nước tiểu không đủ để que báo lên 2 vạch. Đồng thời kèm theo những triệu chứng như ốm nghén, buồn nôn thì khả năng em mang thai là rất cao. Đêt giúp em phát hiện chính xác mình có mang thai hay không, thì tốt nhất nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm và kiểm tra nhé.
Do thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chính là biện pháp duy nhất cứu cánh cho các chị em khi quan hệ mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Sử dụng thuốc tránh thai sẽ ngăn chặn được tình trạng rụng trứng bởi trong thành phần của thuốc tránh thai có chứa các hormone estrogen và progesterone ức chế phóng noãn không cho trứng rụng để gặp gặp tinh trùng thụ thai được. Từ đó sẽ gây ra tình trạng chậm kinh ở nữ giới.
Do bệnh lý:
Đang nang buồng trứng là bệnh phụ khoa rất hay gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người bị đa nang buồng trứng hầu hết do có lượng hoocmon bất thường tăng hoặc giảm trong cơ thể, nguyên nhân gây chậm kinh hàng đầu ở phụ nữ. Triệu chứng của bệnh là hay gặp những nang nhỏ phát triển bên trên buồng trứng, cơ thể xuất hiện nhiều lông, da nhiều mụn trứng cá, béo phì…và đặc điểm điển hình nhất chính là tình trạng chậm kinh.
Do thay đổi nội tiết tố:
Hormone nội tiết tố là yếu tố quyết định đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu gặp bất thường vùng đồi dưới hoạt động kém hiệu quả, ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ, làm cho hiện tượng phóng noãn không xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Do tăng hoặc giảm cân đột ngột:
Tăng hoặc giảm cân là nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho biết, việc tăng hoặc giảm cân quá đột ngột sẽ tác động đến các hoocmon ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt – nguyên nhân gây chậm kinh. Bởi khi bạn tăng cân quá nhanh không kiểm soát sẽ khiến cơ thể tiết nhiều insulin – hoocmon gây ảnh hưởng đến sự phát triển của buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng ở nữ giới.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Nguyên nhân chậm kinh của chị em còn có thể do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong một thời gian dài như: thuốc an thần, giảm cân, thuốc nội tiết tố…đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Do đó khi gặp tình trạng trên thì chị em cần lưu nhé.
Triệu chứng của chậm kinh
Khi nữ giới bị chậm kinh nguyệt sẽ có các biểu hiện sau đây:
Chảy máu âm đạo: Trước khi xuất hiện kinh nguyệt, âm đạo của nữ giới sẽ không xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc có các đốm máu,…
Mệt mỏi: nữ giới sẽ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi kể cả khi không làm việc gì. Triệu chứng này sẽ hết khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Hiện tượng thèm ăn và chán ăn: Bắt đầu chu kỳ kinh khẩu vị ăn uống của chị em thay đổi, nhưng vẫn có thể hạn chế được những thèm muốn này.
Biểu hiện chậm kinh
Chuột rút: chị em có thể sẽ bị chuột rút trong khoảng thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Mức độ chuột rút nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Kết thúc chu kỳ thì cơn đau sẽ giảm dần và mất hẳn,…
Đau ngực: Khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt, ngực nữ giới sẽ hơi to, căng, tức và đau. Tình trạng này sẽ nặng hơn ở nữ giới đang nuôi con nhỏ. Đau ngực ở mức độ nào còn tùy thuộc vào mỗi người.
Ngoài ra, chị em sẽ thấy đau lưng, đau âm ỉ ở bụng dưới, mỏi đùi,…
Nguy cơ mắc phải
Đối tượng thường mắc phải tình trạng trễ kinh
Tình trạng trễ kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào đã có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường địa phương liên quan đến dinh dưỡng và bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trễ kinh có thể bao gồm:
Bệnh sử gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người phụ nữ khác bị trễ kinh, bạn có nguy cơ mắc phải vấn đề này;
Rối loạn ăn uống. Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ thì bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng trễ kinh;
Luyện tập thể dục thể thao. Chế độ luyện tập thể thao nghiêm ngặt có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh.
Những kĩ thuật y tế được dùng để chẩn đoán tình trạng chậm kinh
Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản không. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn để xem bạn có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.
Chậm kinh có thể là dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm và thường mất nhiều thời gian.
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
Một loạt các xét nghiệm máu có thể cần thiết, bao gồm:
Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai;
Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không;
Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không;
Xét nghiệm prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên;
Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.
Kiểm tra hình ảnh
Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:
Siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không;
Chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không;
Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.
Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng chậm kinh
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc sự tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra tình trạng thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chậm kinh
Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như tập thể dục quá nhiều hoặc ăn quá ít, có thể gây ra chậm kinh, do đó bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Nếu bạn không thể làm giảm căng thẳng, hãy nhờ đến gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chú ý:
Việc điều trị chậm kinh bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.
Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.
Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị chậm kinh đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.
Ngọc Mỹ Đan
Chậm kinh là vấn đề thường gặp phải ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là các chị gái đang trong tuổi dậy thì và các cô trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Ngọc Mỹ Đan bổ sung nội tiết tố nữ giúp tăng cường chức năng sinh lý nữ, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh (bốc hỏa, cáu gắt, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng), chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt..
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.