Bí đỏ còn gọi là bí rợ, bí ngô. Ngoài là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bí đỏ còn có nhiều tác dụng làm thuốc. Trong hạt bí có chứa chất phytosterol giúp phòng và hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nó có khả năng kích thích tuyến tuỵ tiết insulin giảm đường huyết, chữa đái tháo đường. Bí đỏ có nhiều chất xơ, ít chất oxalate giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh, tránh ứ đọng trong ruột non, giảm thiểu sự tái hấp thu oxalate từ ruột để tạo nên sỏi thận, do đó “hóa giải” sự hình thành sỏi calcium oxalate ở thận.
Tên thường gọi: Hạt bí ngô Còn gọi là Nam qua tử, Hạt bí đỏ, Má ứ (Semen cucurbitae Moschatae) là hạt của nhiều loại bí như Bí, Bí ngô, Bí rợ, đều thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Tên khoa học: Cucurbita moschata Duch.
Họ khoa học: thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Cây Bí ngô
(Mô tả, hình ảnh cây Bí ngô, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả
Cây thảo hằng năm, thân có lông dày, mềm; vòi chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù có răng 5-6 thuỳ hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng trắng, cuống lá dài 8-20cm. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to hình trụ hay hình chuỳ; vỏ quả màu lục đen, vàng hay đỏ, cuống quả dài 5-7cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ dính; thịt có nhiều bột, vàng, dẹp, dài 10-12mm.
Ra hoa tháng 7-8; có quả tháng 9-10.
Phân bố
Cây Bí ngô được trồng khắp nơi ở nước ta để làm thức ăn. Lấy hạt quả Bí ngô chín phơi khô bóc lấy nhân làm thuốc.
Mô tả dược liệu
Nên chọn hạt già trắng, nhân chắc, có mùi thơm, ăn có vị bùi béo, không ẩm mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 20 – 50g.
Thành phần hóa học Bí ngô
Cucurbitine, Caroten, Vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protid.
Vị thuốc Nam qua tử
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….)
Tính vị qui kinh:
Hạt Bí ngô vị ngọt tính bình, qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Lục xuyên bản thảo: ngọt bình.
Sách Thực dung trung y học: qui kinh Tỳ vị.
Sách Hiện đại thực dụng trung dược: vị ngọt tính ôn, qui kinh Vị Đại tràng.
Công dụng Bí ngô:
Thường được nhân dân rang ăn trong dịp lễ tết, còn có tác dụng chữa sán, không gây độc
Theo Y học cổ truyền: Bí ngô có tác dụng: sát trùng, trị sán, lãi đũa.
Kiêng kỵ
Không nên dùng hạt bí với giấm chua giảm hiệu lực của hạt bí.
Cách sử dụng bí ngô
Thường chiều hôm trước ngày uống thuốc, thụt hoặc uống thuốc tẩy muối nhẹ.
Hạt bí ngô có thể uống theo một hoặc hai cách sau đây
Cách uống 1
Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100g mật hay xiro hoặc đường và trộn đều. Bệnh nhân ăn vào lúc đói, hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm Trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 75g.
Hạt bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm hai thể tích nước và đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong 2 giờ, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu ở trên mặt. Có thể thêm đường uống hết trong vòng 20-30 phút vao2 lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt) 2 giờ sau khi ống hết, uống một liều thuốc tẩy muối: người lớn uống 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi 50-70g, 5-7 tuổi 100g, 7-10 tuổi 150g (theo cách làm đã nêu)
Cách uống 2
Nếu sau khi uống hạt bí ngô theo như liều nói trên, lại uống thêm cao dương xỉ đực spidium filix-mas (người lớn 2,5-3g, trẻ con tùy theo tuổi mà tính) tác dụng mạnh hơn. Chỉ uống cao dương xỉ đực sau khi uống hạt bí ngô được một giờ sẽ uống một liều thuốc tẩy muối.
Có khi người ta chế hạt bí ngô thành bột đã loại chất béo đi rồi. Dùng uống với liều 60-80g (người lớn), 30-40g cho trẻ con. Thêm vào bột một ít nước, trộn đều uống hết trong vòng 15-20 phút rồi theo cách như trên
Uống phối hợp với nước sắc hạt cau:
Do nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thuộc, trái lại hạt bí ngô có tác dụng chú yếu là làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán, cho nên các nhà y học Trung quốc dùng như sau:
Sáng sớm, lúc đói bụng, ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) nếu bỏ vỏ đi thì chỉ cần ăn 40-100g thôi. Hai giờ sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30g, phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50-60g, người lớn 80g) chế như sau: cho hạt cau với liều nói trên vào đun với 500ml nước, sắc cạn còn 150 -200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại hết tanin đi) để lắng gạn và lọc. Đun cho còn 150-200ml. Nửa giờ sau khi uống hạt cau sẽ uống một liều thuốc tẩy (30g magie sunfat). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào chậu nước âm ấm, nhúng cả mông vào.