Bệnh viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn. Vì vậy cách phòng bệnh viêm gan A rất quan trọng để tránh bệnh lây lan rộng rãi. Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A gây nên người bị bệnh có thể bị giảm chức năng gan. Bệnh có các dấu hiệu, triệu chứng là: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt…
Cách phòng bệnh viêm gan A:
Bệnh viêm gan A dễ lây truyền từ người bệnh sang những người xung quanh nhưng nếu chúng ta quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình chúng ta sẽ tránh được việc lây nhiễm căn bệnh này. Những biện pháp giúp phòng bệnh viêm gan A như sau:
Ăn thức ăn và thực phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn thực phẩm. Nên ăn chín uống sôi.
Không sử dụng nguồn nước có mầm bệnh và hạn chế tắm, bơi ở những nơi công cộng.
Không sử dụng chung các đồ ăn cùng người bệnh và các đồ vật dùng để uống nước, gắp thức ăn, bàn chải đánh răng,…
Vệ sinh thật sạch sẽ bồn cầu, bô vệ sinh nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan a.
Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh là biện pháp phòng ngừa viêm gan a hiệu quả
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi vừa chăm sóc người bệnh.
Bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch để đẩy lùi virus viêm gan a.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm viêm gan a.
Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A.
Những trường hợp nghi ngờ lây nhiễm viêm gan a cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị tốt nhất, tránh lây nhiễm tới những người xung quanh.
Chú ý các đường lây truyền bệnh
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít vi rút viêm gan A trong máu. Để phòng bệnh viêm gan A cần chú ý các đường lây truyền chính sau:
-Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.
– Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm mầm bệnh.
– Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
Vi rút viêm gan A có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, bể bơi, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nước…
Ở người nhiễm bệnh, vi rút viêm gan A được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân người có bệnh.