Dâu tằm là thảo dược gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?

Ngoài công dụng là một loại thức ăn cho tằm và ngâm làm nước uống, cây dâu tằm còn có khả năng chữa bệnh nếu ai không biết thì quá uổng phí. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của cây dâu tằm trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Mô tả cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay cây dâu còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo) hay đơn giản hơn, ngày xưa loại cây này thường được dùng lấy lá cho tằm ăn nên gọi luôn là dâu tằm.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây dâu: Cây Dâu thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm. Cây dâu được trồng khắp nơi ở Việt Nam.
Cách trồng cây dâu: Trồng cây Dâu bằng cành vào đầu mùa xuân

cây dâu tằm còn có khả năng chữa bệnh
cây dâu tằm còn có khả năng chữa bệnh

Công dụng của cây dâu tằm

Tang bạch bì (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
Tang thầm (quả dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.

Một số bài thuốc từ cây dâu tằm

Chữa đau mắt:

Bạn hái lá dâu tằm tươi đem giã nát, sau đó phơi khô, đốt thành bột than, cho bột than vào lượng nước vừa đủ, nấu sôi rồi để nguội, khi nước còn hơi ấm thì lấy nước đó rửa mắt.

Chữa đau lưng:

Bạn hái những quả dâu tằm đã chín, rửa sạch, ngâm với rượu khoảng vài tuần, sau đó uống mỗi ngày một ít. Đây là bài thuốc chữa đau lưng rất hiệu quả đã được nhiều người thực hiện qua.

Chữa các chứng ho lâu ngày, ho khan và ho ra máu:

Bạn lấy rễ cây dâu đem đi rửa sạch, bóc lấy phần vỏ, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm vào nước vo gạo để trong vòng 24 giờ, phơi khô rồi đem đi rang/sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào bình/hủ đậy kín, mỗi lần uống chỉ cần lấy ra khoảng 10-16g đem sắc với nước uống. Nếu không thuyên giảm nhiều bạn có thể kết hợp thêm 10g vỏ rễ cây chanh cũng đem đi rang/sao vàng hạ thổ, sắc uống để giúp bệnh mau khỏi hơn.

Có rất nhiều công dụng
Có rất nhiều công dụng

Chữa bệnh huyết áp cao:

Bạn hái lá dâu tằm vừa bằng một nắm nhỏ, và 1 con cá diếc tươi ngon. Cá diếc bạn dùng nước muối để làm sạch nhớt trên mình cá, không mổ lấy ruột ra, bạn để nguyên con đem luộc rồi gỡ lấy thịt cá nấu canh cùng lá dâu, ăn cả nước và cái sẽ giữ huyết áp ổn định.

Chữa hứng tiểu buốt:

Bạn tìm bắt tổ bọ ngựa có trên cây dâu tằm, đem nướng khô rồi tán nhỏ, uống với rượu lúc bụng đói. Bạn uống khoảng từ 2-3 lần chứng tiểu buốt sẽ hết.

Chữa tiểu đường:

Quả dâu tằm bạn ép ra nước rồi cô thành cao. Lấy 5g cho mỗi lần uống và uống 3 lần/ngày. Liều dùng có thể dao động từ 12 – 20g.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và ra mồ hôi tay ở người lớn:

Các mẹ hái lá dâu non đem nấu canh với tôm hoặc tép. Hoặc dùng 12g lá dâu, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, bạc hà, 4g cam thảo, 8g cát cánh, 20g lô căn, sắc nước uống.

Sơ cứu khi bị chảy máu cam:

Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm, vò nhẹ, nhét vào mũi, máu sẽ nhanh chóng được cầm lại.

Tẩy giun sán xơ mít:

Bạn dùng dao cạo lấy phần vỏ trắng trên cành dâu tằm khoảng 3 nắm tay, 3 chén nước, đun sôi chỉ còn 1 chén. Nên uống vào buổi sáng khi bụng còn đói, uống 2-3 lần sán sẽ được diệt sạch.

Chữa rụng tóc, tóc bạc sớm:

Khi bạn bị rụng tóc nhiều hay tóc bạc sớm hãy uống thường xuyên nước quả dâu ngâm đường, chúng có thể giúp tóc bạn đen hơn và mọc nhiều hơn.

Làm đẹp:

Lá dâu tằm kết hợp cùng mè đen và 1kg thục địa, 200g liên nhục đã được tán nhỏ, trộn đều với mật ong, sau đó vo viên lại để vừa uống, chia đều 5g để hằng ngày uống, uống 2 cử sáng và tối. Với bài thuốc này thích hợp cho những ai bị sạm, nám da, khi dùng một thời gian ngắn bạn sẽ thấy da của bạn sẽ mịn màng và hồng hào hơn. Bài thuốc này duy trì uống lâu dài sẽ còn có tác dụng kinh ngạc hơn là gân cốt rắn chắc hơn, khí huyết dồi dào, tăng thính lực và tăng tuổi thọ.

Trị các bệnh với lá dâu:

Hỗn hợp lá dâu

Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.
Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi.

Lá dâu luộc

Lá dâu tằm rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi như luộc rau, cho thêm 1 chút muối rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, làm cho mắt đỡ mệt mỏi, phòng tránh các bệnh về mắt do lây nhiễm, giảm vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mắt.
Công thức đơn giản nhất là dùng 15-20 gram lá dâu, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu như luộc rau, vớt bỏ bã, để nước cho nguội, dùng khăn vải mềm sạch thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày có thể làm vài ba lần. Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy rõ kết quả.

Lá dâu hấp

Người mắc bệnh thị lực kém, dùng lá dâu rửa thật sạch, sau đó hấp bằng nồi hấp, đắp lá lên mắt và mặt, cách làm này có thể giải tỏa căng thẳng, làm tăng dần thị lực, sáng mắt sau một thời gian thực hiện, làm đẹp mịn da.

Lá dâu tươi

Lá dâu từ xa xưa đã được con người ứng dụng làm thức ăn cho tằm và làm dược liệu. Trong đó, dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn, mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt.

Nước lá dâu

Uống nước hãm lá dâu (như nước chè) có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.

Liều dùng cây dâu tằm

Tang bạch bì: ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: ngày dùng 6 – 18g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: ngày dùng 12- 30g làm nước giải khát.
Tang ký sinh: ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.
Tang phiêu tiêu: ngày dùng 6 -12g.
Sâu Dâu: cả con nướng ăn hoặc ngâm rượu.

Đối tượng sử dụng cây dâu tằm

Người bình thường dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe
Người bị suy giảm sinh lý
Người bị mất ngủ
Người bị tóc bạc sớm

Trồng làm cây cảnh
Trồng làm cây cảnh

Cách ngâm rượu quả dâu tằm khô

Sản phẩm khô chúng ta không phải chế biến gì thêm mà chỉ cần đem ngâm với rượu. Loại rượu dùng để ngâm rượu dâu tằm là rượu gạo 40 độ.
Tỷ lệ ngâm: 1kg quả khô ngâm chung với 4-5 lít rượu
Thời gian ngâm: 1 tháng là dùng được

Chú ý khi dùng cây dâu tằm chữa bệnh

Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng tang bạch bì.
Những người đại tiện lỏng không dùng tang thầm.
Những người viêm tiết niệu, mộng tinh không dùng tang phiêu tiêu.
Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây dâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại