Bạch tật lê là cây gì? Tác dụng dược lý và hiệu quả như thế nào?

Bạch tật lê hay còn gọi tật lê, quỷ kiến sầu nhỏ, gai ma vương (danh pháp hai phần: Tribulus terrestris) là loài thực vật có hoa thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceae),
Tên thường gọi: Bạch tật lê Còn gọi là Tật lê, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai sầu, Gai trống, Gai yết hầu.

Tên khoa học: Tribulus terrestris.

Tên dược: Fructus Tribuli

Họ khoa học: Thuộc họ tật lê

Cây Bạch tật lê

(Mô tả, hình ảnh cây Bạch tật lê, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Cây Bạch tật lê là một cây thuốc quý. Loại cỏ bò lan trên mặt đấtm nhiều cành dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa., 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ

Cây Bạch tật lê là một cây thuốc quý
Cây Bạch tật lê là một cây thuốc quý

Thành phần dùng làm thuốc

Bạch Tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.

Phân bố, thu hái và chế biến

Bạch Tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8-9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng.

Mô Tả dược liệu:

Quả Bạch tật lê đến lúc tách ra thành từng quả con. Quả con hình tam giác, màu trắng vàng ngà, vỏ cứng dầy có gai. Thứ khô, to, chắc, không lẫn tạp chất lá tốt.

Bào chế:

Bào chế theo phương pháp xưa: Bỏ gai vào nồi chõ, đồ trong 3 giờ, phơi khô, bỏ vào cối giã cho hết gai, lại tẩm rượu, đồ 3 giờ, phơi khô, cất dùng ((Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

Khi dùng vào thuốc thang hay hoàn tán phải sao, giã nát, rồi sàng bỏ gai mới dùng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Kinh nghiệm Bào chế hiện nay: Sao cho cháy gai rồi giã xong sàng xảy bỏ hết gai mới dùng. Hoặc bỏ vào trong nước rửa sạch, vớt bỏ những hạt nhẹ hoặc các tạp chất nổi trên mặt nước, sao vàng, nghiền cho hết gai. Khi dùng tán bột để dùng hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Qua các công trình nghiên cứu cho thấy trong quả tật lê có chứa các chất: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin là hoạt chất có tác dụng tăng cường sinh lý.

quả tật lê có chứa các chất lợi cho sức khỏe
quả tật lê có chứa các chất lợi cho sức khỏe

Tác dụng dược lý Bạch tật lê

Đặc biệt hoạt chất protodioscin trong cây tật lê có tác dụng kích thích sinh lý: Tăng tần xuất yêu, tăng cường khả năng cương cứng của cậu nhỏ.

Thành phần của Bạch tật lê không có chất nào có tính chất kích thích, khả năng tăng cường tình dục của cây thuốc này là do tác dụng lên hệ dưới đồi – tuyến yên dẫn đến tăng tiết nội tiết tố nam một cách tự nhiên.

Vị thuốc Bạch tật lê

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Vị cay, đắng, tính ôn (sao tính ấm)

Để sống tính bình

Quy kinh:
Vào kinh can và phế

Tác dụng Bạch tật lê:

Có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh Nhức đầu, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa. Những người huyết hư, khí yếu không dùng được.

Hiện nay tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị Đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam,lị, súc miệng chữa loét miệng.

Công năng Bạch tật lê:

1. Bình can tiềm dương;

2. Hành khí trong can và giải uất;

3. Khu phong giảm ngứa.

4. Làm sáng mắt.

Chủ trị:
Can dương vượng, nhức đầu, chóng mặt, Can uất khí trệ, hông sườn đầy trướng, ngứa toàn thân, sưng đỏ mắt.

Những người huyết hư, khí yếu không dùng được
Những người huyết hư, khí yếu không dùng được

Cách dùng Bạch tật lê:

Chữa phong thì để cả gai không sao, dùng để bổ thì bỏ gai sao với rượu.

Liều dùng:
Mỗi ngày dùng 12-13g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Toàn cây còn dùng cho súc vật ăn và nhiều photpho.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tật lê

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng:
Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau mắt:
Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

Trị đau mắt, mờ mắt, ngứa hay chảy nước mắt
Bạch tật lê 12g, Bạch cúc hoa 9g, sắc 3 chén nước còn 2 chén, chia 2 lần uống sáng tối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị lở ngứa ngoài da
Bạch tật lê 9g, Kinh giới 6g, Thổ phục linh 6g, Ý dĩ , Thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tham khảo:

Chỉ định và phối hợp:
– Can dương vượng biểu hiện hoa mắt Chóng mặt, cảm giác căng đau ở đầu.

Bạch tật lê phối hợp với Câu đằng, Cúc hoa và Bạch thược.

– Can khí uất biểu hiện cương vú, cảm giác bứt rứt trong ngực và vùng thượng vị, tắc sữa.

Bạch tật lê phối hợp với Sài hồ, Thanh bì và Hương phụ.

– Phong nhiệt trong kinh can biểu hiện mắt đỏ và chảy nước mắt.

Bạch tật lê phối hợp với Cúc hoa, Mạn kinh tử và Quyết minh tử.

-Phong nhiệt trong huyết biểu hiện mẩn ngứa.

Bạch tật lê phối hợp với Kinh giới và Thuyền thoái.

Nhiều Ứng dụng lâm sàng
Nhiều Ứng dụng lâm sàng

-Cụ Hải Thượng Lãn Ông nói:

Chữa ngứa, chữa mắt, mộng ở mắt, với câu ca “ Tật lê là quỷ kiến sầu, chữa ngữa chữa mắt đứng công đầu”

Tật lê là thuốc chữa phong và chữa ứ huyết, cũng có tác dụng bổ Thận bổ Can nhưng các bài thuốc bổ ít thì dùng đến, phần nhiều để dùng chữa lở ngứa (Bách Hợp

Thích tật lê và Sa uyển tật lê (Đồng tật lê) cùng tên mà khác vị. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ không có sự phân biệt, đến đời nhà Tống mới thấy đề cập đến Bạch tật lê. Đến Lý Thời Trân mới nêu rõ về Thích tật lê như nhánh nhỏ 3 cạnh, 4 đài. Sa uyển tật lê trông giống như hình quả thận của con dê. Cả hai cũng có tác dụng khác nhau: Thích tật lê có tác dụng bình Can, tán phong, hành huyết, minh mục. Còn Sa uyển tật lê vị ngọt, tính ôn, lại là thuốc giải độc gan, trị di tinh, tảo tinh, tiết tinh, tiểu nhiều, đái dầm, đới hạ… (Thực Dụng Trung Y Học).

Kiêng Kỵ:
Người huyết hư khí yếu không dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại