Tam thất bắc có tên khoa học là Panax Pseudo ginseng (Burk), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Phân biệt với tam thất nam như thế nào? Đây được coi là loại “cây kỳ diệu để bảo tồn sự sống”. Tam thất bắc còn có một số tên gọi khác là tam thất, kim bất hoán, ngũ diệp sâm, điền thất nhân sâm. Cái tên “kim bất hoán” có nghĩa là “vàng không đổi” – quý và tốt đến mức có vàng cũng không đổi được.
Ngoài giống tam thất được trồng tập trung, hai giống tam thất mọc hoang khác cũng được tìm thấy. Đó là tam thất lá xẻ (Panax bipinna tifidus) và tam thất rừng (Panax stipuleanatus). Sau khi nghiên cứu về thành phần hóa học và dược tính, hai loại tam thất này có tác dụng giống như tam thất trồng và có thể dùng để thay thế. Tam thất lá xẻ ngâm rượu rồi chiết dưới dạng tinh sâm có tác dụng kích thích sinh dục rất tốt.
Mô tả cây tam thất bắc
Tam thất bắc là loài cây thân cỏ sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 30-60cm. Thân cây mọc đứng có đường kính khá nhỏ, vỏ cây không có lông nhưng có rãnh dọc thân cây. Màu xanh của thân cây hơi đậm. Lá tam thất mọc vòng gồm 3-4 chiếc, mặt lá có lông nhưng hơi bóng, mép lá có răng cưa. Cuống lá dài bằng hoặc dài hơn chiều dài của lá (3-6cm), mỗi cuống có từ 3-7 lá chét hình mác. Hoa tam thất mọc ở đầu cành thành từng cụm hình tán, có cả hoa đơn tính và lưỡng tính, màu xanh. Nụ tam thất nhỏ, có hình nắm xôi mọc ở đầu cành. Quả mọng có hình tròn, màu xanh, khi chín có màu đỏ, mỗi quả mang hai hạt hình bầu dục. Củ tam thất bắc thường có hình con quay hay hình ốc vặn. Kích thước phụ thuộc vào tuổi đời của củ. Trồng càng lâu, củ càng to và nặng hơn. Thông thường, một củ tam thất 3-5 năm tuổi có chiều dài 3-5cm, đường kính 1-2 cm. Về hình dáng, củ tam thất sần sùi nhiều mấu và không phân nhánh. Chiều dọc củ có nhiều vết hằn, nếu chưa sơ chế thì có rất nhiều rễ con giống nhân sâm. Về màu sắc, củ tam thất có màu nâu xam, xám đen hoặc đen (khi đã qua sơ chế). Thịt củ đặc, màu xám, khi khô rất chắc và nặng. Nếm thử thấy vị hơi ngọt, hơi đắng, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Tam thất bắc có ở đâu ?
Tam thất là loại cây quý hiếm, ưa sống nơi ẩm thấp, râm mát, phù hợp sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ đặc biệt những nơi lạnh. Tam thất bắc phân bố nhiều ở các quốc gia châu Á như: Triều tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia có nhiều tam thất bắc nhất (cả trồng và mọc tự nhiên). Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh: Vân Nam, Quảng Nam, Quảng Tây, … Ở Việt Nam, tam thất phân bố chủ yếu ở các tỉnh có khí hậu lạnh, cao phía Tây Bắc như Hà Giang, Sa Pa (Lào Cai) Trồng trọt tam thất bắc Điều kiện trồng tam thất tương đối khắt khe. Nơi trồng phải có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Nên là những vùng núi cao từ 1200-1500m, tốt nhất là những sườn núi ít gió mạnh. Đất phải được làm tơi và bón phân kĩ càng trước khi trồng một năm. Làm thành những luống cách nhau 1m để trồng. Cần phải làm hàng rào bảo vệ để tránh chuột ăn củ và phải có dàn che nắng. Hạt giống tam thất được thu hoạch từ những cây có 3-4 năm tuổi. Tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm thì trích hạt, sau đó gieo luôn vào vườn. Cây non sẽ mọc vào tháng 2 đến tháng 3 năm sau. 12 tháng sau khi hạt mọc thành cây non mới có thể đào lên và trồng vào luống. Tam thất có tuổi từ 3-4 năm mới thu hoạch được. Càng trồng lâu năm, củ tam thất càng to và càng có giá trị.
Thành phần hóa học của tam thất bắc
Saponin là thành phần chính của tam thất.Trong đó có saponin nhân sâm (Gensenosid) và saponin tam thất (Notoginsenosid). Dencichin 0,9%: có tác dụng cầm máu Acid hữu cơ: Octanoic, Nonanoic, Palmitic, … Acid amin: Aspartic, Glutamic, Lysin, … Tinh dầu – tạo nên mùi thơm đặc trưng của tam thất. Tác dụng của củ tam thất bắc Theo Đông y, tam thất bắc là loại thảo dược thích hợp cho cả chữa bệnh và bồi bổ. Trong cuộc sống, tam thất được dùng để làm giảm đau và sưng tấy từ gãy xương, bong gân, vết bầm và cầm máu vết thương. Ngoài ra, tam thất còn được ứng dụng trong điều trị bệnh đau thắt ngực (đau ngực do lưu thông không tốt trong cơ tim) và huyết áp cao, nhồi máu cơ tim.
Củ tam thất chữa bệnh gì ?
Củ tam thất được coi như loại thuốc quý và được bán với giá vô cùng đắt đỏ. Vậy củ này có thể chữa những bệnh gì, cách sử dụng củ tam thất như thế nào ? Những bài thuốc thường sử dụng củ tam thất ra sao ?
Tam thất bắc bảo vệ tim
Củ tam thất có khả năng bảo vệ tim khỏi các tác nhân gây rối loạn nhịp tim. Noto ginsenosid có trong tam thất làm giãn mạch, phòng tránh xơ vữa động mạch, làm tăng sức chịu đựng khi cơ thể thiếu ôxy (hạn chế bị choáng khi mất máu quá nhiều). Noto ginsenosid còn có khả năng kiềm hãm sự thẩm thấu của mao mạch, giảm các tổn thương do thiếu máu gây ra ở vỏ não đến mức thấp nhất. Ngoài ra, việc sử dụng tam thất còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh mạch vành, đau thắt ngực và thấp tim
Tác dụng cầm máu, tiêu sưng của tam thất
Tam thất có tác dụng trong các trường hợp: Chảy máu (cả trong nội tạng) Tiêu máu bầm (do va đập, phẫu thuật) Thổ huyết Băng huyết, rong kinh ở phụ nữ Trong các ca sinh nở, tam thất bắc được dùng để cầm máu, hạn chế mất máu, bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của sản phụ. Sau khi sinh, nếu sản phụ không ra được huyết hôi cũng dùng củ tam thất. Các trường hợp kiết lỵ ra máu, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ, …cũng có thể sử dụng củ tam thất.
Tác dụng của tam thất làm tan máu bầm trong cơ thể
Tam thất bắc là một trong số ít những loại dược liệu có tác dụng hai chiều. Vừa cầm máu, làm đông máu, vừa có thể thông máu, làm tan máu bầm trong cơ thể. Chính điểm này tạo nên những dược tính rất đặc biệt của tam thất.
Tích tụ máu không hề nguy hiểm khi khối máu tích tụ có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, khi khối máu tích tụ có kích thước lớn, chúng có thể đè lên các dây thần kinh. Từ đó, làm hạn chế hoạt động của các cơ quan liên quan trong cơ thể.
Dùng các biện pháp Tây y: phẫu thuật, hút, cắt, … để loại bỏ các khối máu tụ rất phức tạp và có tỉ lệ nguy hiểm cao. Sử dụng củ tam thất trong trường hợp này an toàn và ít tác dụng phụ hơn.
Uống bột củ tam thất 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3g, mỗi lần cách đều nhau 6-8 giờ. Dược tính của tam thất được phát huy tốt nhất khi uống cùng nước ấm 4 phần.
Tam thất bắc chữa bệnh ung thư?
Trong tam thất bắc có thành phần có khả năng làm giảm tốc độ phát triển của khối u. Thành phần này cũng có thể ức chế sự di căn của các tế bào ung thư. Nhiều trường hợp mắc ung thư đều có những chuyển biến tích cực khi sử dụng tam thất. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này.
Theo các chuyên gia, với bệnh nhân ung thư, ngoài thuốc đặc trị, sử dụng tam thất có thể tăng tính nhạy cảm của tế bào ung thư. Từ đó lượng thuốc đặc trị cần sử dụng sẽ giảm đi, ít gây tác hại hơn cho người bệnh. Nhưng tam thất cũng không thể hoàn toàn thay thế thuốc đặc trị ung thư. Không nên lạm dụng tam thất, chỉ dùng nó như một loại thuốc hỗ trợ điều trị.
Tác dụng làm đẹp của tam thất bắc
Không chỉ có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, tam thất bắc còn là người bạn thân thiết với chị em phụ nữ trong công cuộc làm đẹp. Củ tam thất không chỉ có thể đánh bay các vết mụn cóc xấu xí trên chân, tay mà còn giúp làn da mặt thêm trắng mịn, ngăn ngừa tàn nhang và lão hóa.
Tam thất bắc trị nám và tàn nhang
Ủ 500 g bột tam thất với 1lít mật ong trong 2 ngày. Dùng hỗn hợp này để trị nám và tàn nhang bằng cách kết hợp giữa ăn và làm mặt nạ để tác động từ ngoài vào trong. Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ và đắp mặt nạ 2 ngày một lần. Dùng hết một đợt, vết nám và tàn nhang trên mặt sẽ mờ rõ rệt.
Tam thất bắc làm trắng da
Trộn đều bột tam thất bắc, hồng sâm, phấn hoa theo tỉ lệ 1:1:1. Múc một thìa hỗn hợp trên trộn đều với nước vừa đủ để tạo thành dung dịch sánh mịn. Đắp dung dịch này lên mặt hàng ngày sẽ làm da trở nên trắng hồng tự nhiên. Thường xuyên đắp mặt nạ này có thể giúp da căng mịn, làm chậm quá trình lão hóa trên da. Đồng thời giảm vết nhăn vùng mép và khóe mắt.
Bột tam thất bắc điều trị sẹo lồi
Trộn bột tam thất với giấm để tạo thành dung dịch có dạng sệt nhão. Bôi dung dịch này lên vùng da bị sẹo trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 7 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó tiếp tục. Sau vài liệu trình sẽ thấy hiệu quả. Bạn nữ sẽ tự tin diện quần ngắn, váy xinh vì những vết sẹo lồi đã biến mất.
Chữa mụn cóc bằng tam thất bắc
Hòa 1-2g bột tam thất hòa với nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần liên tục 5-10 ngày. Đối với trẻ nhỏ, uống loãng hơn tùy theo độ tuổi. Trong việc sử dụng tam thất bắc để làm đẹp, người có cơ địa quá nóng không nên dùng. Bởi trong những người cơ địa nóng sử dụng tam thất bắc dễ bị nổi mụn, dị ứng hoặc ngứa. Do đó, tìm hiểu kĩ tình trạng cơ thể trước khi sử dụng tam thất bắc để có phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả làm đẹp cao nhất.
Có hai cách sử dụng củ tam thất là dùng sống hoặc dùng chín.
Khi dùng sống, cắt thành từng lát tròn bỏ vào miệng để nhai hay hoặc ngậm trực tiếp trong miệng. Đối với bột củ tam thất, pha với nước ấm dùng để uống trực tiếp. Đây là cách dùng tam thất hữu hiệu cho các trường hợp băng huyết, rong kinh, kiết lỵ ra máu, …Bột tam thất cũng có thể rắc trực tiếp bên ngoài vết thương để cầm máu.
Khi dùng chín, cho cả củ hoặc cắt lát củ tam thất vào hấp cách thủy cho đến khi dừ, bớt mùi ngái khó chịu, sau đó ăn ngay. Cũng có thể lát mỏng, sấy khô hoặc tán thành bột hầm với thịt gà và các hương liệu khác (nhân sâm, rau ngải cứu, nấm linh chi…). Các trường hợp suy nhược, thiếu máu, phụ nữ sau sinh, …thường dùng tam thất theo cách này. Ngoài ra, củ tam thất cũng có thể sắc cùng với các loại dược liệu khác theo đơn thuốc cụ thể. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà uống củ tam thất theo liều lượng và cách thức riêng.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng củ tam thất
Củ tam thất chữa đau bụng kinh: Pha bột 5g bột tam thất với nước ấm, mỗi ngày dùng một lần. Dùng 1 tuần liên tục trước khi đến kì kinh nguyệt. Sau 3-4 chu kì, đau bụng kinh sẽ giảm dần và kinh nguyệt cũng điều hòa hơn.
Tam thất bắc trị chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh:
Dùng bột tam thất hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 20g
Chữa đau thắt lưng bằng tam thất bắc:
Trộn bột tam thất và bột hồng sâm với số lượng bằng nhau, ngày uống 4g pha với nước ấm, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
Tam thất bắc ngăn ngừa và điều trị đau thắt ngực:
Ngày uống 3-6 g bột tam thất, uống trong 1 lần, pha với nước ấm. Tam thất bắc chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Pha 2-3g bột tam thất với nước ấm, ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng.
Tam thất bắc chữa bạch cầu cấp và mạn tính:
6g tam thất, 8-10g hồng hoa, 15-30g xuyên khung, 15-20g xích thược; sắc uống Để trị đau mắt đỏ, nghiền tam thất thành bột cực mịn, hòa với nước sôi thành hỗn hợp sệt, bôi vào chung quanh mắt 2-3 lần/ngày. Thuốc bóp rượu tam thất: Ngâm bột tam thất trong rượu trắng 10 ngày. Dùng rượu này xoa bóp lên các vùng xương khớp dưới mang tai và cổ khi bị đau. Dùng cách này mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, sau một thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Những món ăn bổ dưỡng với tam thất bắc
Tam thất bắc quý ở chỗ nó không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là một vị thuốc bổ. Vậy ăn tam thất như thế nào để vai trò “thuốc bổ” của loại củ này được phát huy một cách tốt nhất ? Nấu ăn bằng tam thất như thế nào ngon nhất ?
Gà hầm củ tam thất
Chuẩn bị: 1 củ tam thất tươi hoặc 5g bột tam thất, 1 con gà (tốt nhất là gà ác), long nhãn, hạt sen cho vừa đủ. Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi, hầm đến khi gà nhừ, nước chuyển sang màu nâu sẫm là có thể dùng. Lưu ý: Nếu hầm cho sản phụ, thêm 5g kỳ tử để tránh băng huyết. Nếu hầm cho người bình thường có thể thêm hoa tam thất bao tử để dễ ngủ. Cho thêm mật ong và tinh bột nghệ rất tốt cho những người bị đau dạ dày. Công dụng: Những trường hợp bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, ăn món này một tháng sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nguyên liệu để làm món gà hầm tam thất
Canh tam thất ngó sen với trứng gà Chuẩn bị: Ngó sen tươi, trứng gà, bột tam thất. Cách làm: Ép ngó sen tươi lấy nước. Đánh đều 1-2 quả trứng gà với 5g bột củ tam thất. Đun sôi nước ngó sen tươi, sau đó đổ hỗn hợp trứng gà bột tam thất vào, cho muối vừa miệng. Công dụng: Đây là món canh rất tốt cho người bị bệnh dạ dày, đặc biệt là người bệnh xuất huyết dạ dày. Sử dụng ngày 2 lần trong một thờ gian ngắn là thấy hiệu quả.
Cháo tam thất trị đau bụng kinh
Chuẩn bị: Bột tam thất, hạt sen, gạo tẻ, đường trắng (đối với cháo ngọt) Bột tam thất, gạo tẻ, thịt băm (gà, bò, lợn), muối ăn (đối với cháo mặn)
Cách làm:
Đối với cháo ngọt, cho bột tam thất, hạt sen, gạo tẻ, hầm thành cháo, thêm đường vừa miệng. Đối với cháo mặn, hầm gạo tẻ, bột tam thất, thịt hầm nhừ, cho muối vừa đủ. Công dụng: Ăn cháo này mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 1 tuần trước kì kinh, sau 4-5 tháng, các triệu chứng đau bụng sẽ được cải thiện. Chu kì kinh nguyệt cũng điều hòa hơn.
Rượu tam thất linh chi
Chuẩn bị: 30g linh chi (linh chi càng lâu năm càng tốt); đan sâm, tam thất mỗi loại 5g; rượu trắng 0,5l. Cách làm: Bỏ dược liệu vào bình, đổ ngập rượu, ngâm trong vòng 15 ngày. Công dụng: Người bị cơ tim hay thần kinh suy nhược uống rượu này rất tốt. Tuy nhiên, số lượng phải hạn chế. Mỗi ngày chỉ uống 2 lượt, mỗi lượt 1 chén nhỏ (20-30ml).
Nhận dạng nụ, hoa tam thất tốt
Hoa tam thất tốt nhất khi ở dạng nụ non (nụ bao tử). Nụ nhỏ và hoa đã nở cũng có tác dụng chữa bệnh nhưng yếu hơn ở dạng nụ non và uống cũng không ngon bằng. Để nhận dạng được loại hoa tam thất tốt, phải lưu ý những điều sau: Loại nụ càng non dược tính càng tốt Loại nụ tốt trong nước phải còn nguyên màu xanh và còn cả cuống nụ. Loại nụ bao tử rẻ tiền có xuất sứ Trung Quốc bị nấu trước khi phơi khô nên có màu nâu đen. Loại này có chất lượng rất kém, dược tính không bảo đảm. Khi hoa bị nghiền thành bột sẽ rất khó phân biệt chất lượng. Do đó, nên mua hoa tam thất ở dạng hoa khô, chất lượng sẽ được bảo đảm hơn. Hoa tam thất tươi chỉ có trong theo mùa. Nếu mua hoa tam thất tươi vào khoảng thời gian khác phần lớn đều là hoa đã bị ngâm thuốc bảo quản hoặc đông lạnh lâu. Hoa tam thất ở cây có tuổi đời ngắn (1-2 năm) dược tính thấp và bông cũng nhỏ. Nên chọn loại nụ, hoa có kích cỡ to, dược tính sẽ tốt hơn.
Cách bảo quản củ tam thất bắc
Tam thất bắc là loại dược liệu quý hiếm và đắt tiền. Bảo quản loại dược liệu này không đúng cách hoặc không bảo quản sẽ làm giảm, mất dược hiệu của thuốc. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Phân biệt tam thất bắc thật, giả
Hiện nay trên thị trường có bán loại tam thất nam với giá rất rẻ. Nhiều người lầm tưởng đây là loại tam thất bắc được trồng ở Việt Nam nên được gọi là tam thất nam. Thực tế, tam thất nam và tam thất bắc là hai vị dược liệu hoàn toàn khác biệt.
Tam thất nam là cây gì ?
Tam thất nam (còn được gọi là tam thất gừng, khương tam thất) có tên khoa học là Stahlianthus thorelii thuộc họ gừng. Tam thất nam là loại cây mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đây cũng là một loại cây dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh nên hiện nay được gieo trồng tập trung tại một số khu vực ở nước ta: Tây Nguyên, Lào Cai, Hòa Bình,… Tam thất nam có tác dụng trong một số bệnh: Chữa đau nhức xương, khớp Giúp cầm máu, tiêu sưng Trị bệnh phong thấp Điều hòa kinh nguyệt, trị băng huyết ở phụ nữ Chữa trùng độc, rắn cắn
Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam
Củ tam thất nam và tam thất bắc hao hao giống nhau. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện, tam thất nam và tam thất bắc có nhiều điểm khác biệt.
Tam thất bắc
Thuộc họ nhân sâm, cây thân cỏ, lá nhỏ mọc vòng gồm từ 3-4 lá một, có răng mưa quanh mép lá. Hoa màu xanh có cả đơn và lưỡng tính cùng tồn tại. Quả màu đỏ, trồng bằng hạt. Củ sần sùi, hình thoi hoặc con quay, có nhiều nhánh, có nhiều vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng màu xám đen. Là vị thuốc bổ, giá bán thường rất cao từ 3 triệu đồng/kg.
Tam thất nam
Thuộc họ nhà gừng, cây không có thân, lá to, mọc rời thành từng tầu, không có răng cưa, có màu nâu tím hoặc lục pha nâu. Hoa lưỡng tính, màu tím, cuống hoa dài từ 6-8cm, tràng hoa màu trắng, không có quả. Củ hơi tròn và nhẵn, ít nhánh, không có vằn dọc theo củ. Tam thất nam không phải là vị thuốc bổ, giá bán thấp chỉ bằng 1/10 tam thất bắc.