Xét nghiệm viêm gan B gồm những gì? Ý nghĩa các chỉ số là thế nào?

Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo nồng độ những chất khác nhau trong máu để xem thử bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay đã từng nhiễm nó trước đây hay không. Cụ thể hơn, xét nghiệm sẽ đo nồng độ của những chất sau đây:

Các Xét nghiệm viêm gan B cần kiểm tra

Kháng nguyên: là những chất nằm trên hay nằm trong virus hay vi khuẩn. Sự có mặt của kháng nguyên HBV đồng nghĩa với việc có virus trong cơ thể.
Kháng thể: là protein tạo ra từ cơ thể để chống chọi lại sự nhiễm bệnh. Sự có mặt của kháng thể HBV đồng nghĩa với việc bạn đã từng nhiễm virus vào trong người. Khi xuất hiện kháng thể, điều này có hai ý nghĩa, một là có thể bạn đang bị nhiễm, hai là có thể bạn đã từng nhiễm bệnh và giờ đã khỏi hoàn toàn.
ADN của virus viêm gan B: cho thấy số lượng virus viêm gan B có mặt trong cơ thể. Lượng ADN sẽ giúp xác định sự nhiễm bệnh này có nghiêm trọng tới mức nào và bạn có dễ lây bệnh cho người khác hay không.
Chúng ta phải xác định loại virus viêm gan nào gây ra sự nhiễm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan cũng như chọn phương pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm viêm gan B
Xét nghiệm viêm gan B

Ý nghĩa các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

2.1 HBsAg (kháng nguyên bề mặt)

Xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm quan trọng nhất, mang tính chất quyết định trong chẩn đoán viêm gan B. Nó vừa là xét nghiệm định tính vừa là xét nghiệm định lượng:

Xét nghiệm định tính: Là xét nghiệm cho biết bệnh nhân có bị viêm gan B hay không
Xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ virus (kháng nguyên) nhiều hay ít, có giá trị để theo dõi điều trị
Kết quả xét nghiệm được kết luận như sau:

Xét nghiệm HBsAg (-) chứng tỏ không bị nhiễm virus. Tuy nhiên, rất có thể trong giai đoạn này virus mới xâm nhập, cơ thể chưa kịp tạo kháng thể nên mới có kết quả âm tính. Nếu người khám nghi ngờ nguy cơ bị lây nhiễm là cao thì nên đi xét nghiệm lại sau 6 tháng. Khi đó kết quả sẽ phản ánh chính xác tình trạng bệnh.
Xét nghiệm HBsAg (+) trong lần xét nghiệm đầu tiên thì chứng tỏ có virus tồn tại trong cơ thể và rất có thể đang trong giai đoạn tiến triển thành mãn tính.
Xét nghiệm HBsAg (+) lần 2 cách lần 1 khoảng trên 6 tháng, nghĩa là bệnh nhân đã mắc viêm gan B mạn.
Tuy nhiên, do phần lớn bệnh nhân viêm gan B tại Việt Nam nhiễm virus từ lúc sinh hoặc khi còn nhỏ nên kiểm tra HBsAg (+) thường có nghĩa là đã mắc viêm gan B mạn. Người có HBsAg (+) cần được tư vấn và khám định kỳ để giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.

2.2 Anti-HBs

Xét nghiệm anti-HBs: Anti-HBs được tạo ra sau tiêm phòng hoặc do trước đây đã mắc virus viêm gan B và tự hồi phục. Vì vậy, xét nghiệm này dùng để kiểm tra xem cơ thể đã sản xuất ra miễn dịch bảo vệ hay chưa.

Kết quả xét nghiệm HBsAb (+) cho thấy người lành đã đáp ứng với vacxin sau khi được tiêm chủng hoặc là người bị nhiễm virus viêm gan B đã bình phục sau khi nhiễm virus cấp tính. Kết quả HbsAg (-) có nghĩa là hiện tại người dùng chưa đáp ứng vacxin hoặc cơ thể chưa bao giờ tiếp xúc với virus. Thông thường, nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có tác dụng bảo vệ.

Bảng thông số xét nghiệm
Bảng thông số xét nghiệm

2.3 Các xét nghiệm viêm gan B khác

Total anti-HBc: Thực chất total anti-HBc hay anti-HBc, anti-hBc IgG là một xét nghiệm. Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B, chúng xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời trong cơ thể. Vì vậy kiểm tra này dùng để xác định bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc sàng lọc khi truyền máu nhưng không xác định được người hiện đang mắc viêm gan B mạn hay đã hồi phục và có miễn dịch bảo vệ với viêm gan B.

IgM anti-HBc: Anti-HBc IgM là kháng thể xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính. Vì vậy, xét nghiệm tìm IgM anti-HBc là xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm virus viêm gan B. Chỉ làm xét nghiệm IgM anti-HBc nếu nghi ngờ bệnh nhân mới nhiễm virus viêm gan B gần đây (do kim đâm khi tiêm hoặc do quan hệ tình dục không bảo vệ với người mắc viêm gan B).

HBeAg: HBeAg là một kháng nguyên xuất hiện khi virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. Nếu kết quả cho thấy HBeAg (+) là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động còn HBeAg (-) có 2 khả năng là virus không hoạt động hoặc virus đột biến. Để biết virus có đột biến hay không thì cần làm thêm xét nghiệm HBV DNA và HBV genotyping.

Anti-HBe: Anti-HBe là kháng thể kháng lại HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe (+) chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần. Kiểm tra Anti-HBe (-) chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Điều trị viêm gan B cấp tính.

Cây kế sữa từ lâu đã được coi là thần dược chữa bệnh viêm gan b cấp tính và đã có những nghiên cứu từ xa xưa đã được kiểm nghiệm tập trung chủ yếu vào tác dụng sau:
– Ổn định điều hòa các chức năng của gan hiệu quả và ngăn ngừa giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của các chất độc hại đi vào cơ thể.
– Hỗ trợ giải độc gan rất tốt trong đó có thành phần Silymarin là hoạt chất quan trọng nhất trong quá trình thanh lọc gan.
Healthy liver-S với chiết xuất Silymarin thường được sử dụng điều trị các bệnh viêm gan. Sản phẩm đã có mặt rộng rãi và đang được các khách hàng tin dùng tại Hàn Quốc và Việt Nam luôn nhận được sự phản hồi tích cực về công dụng của sản phẩm. Giải độc gan Healthy liver-S chính là sự kết tinh từ các thảo dươc quý hiếm để tạo nên tác dụng vượt trội:
Bảo vệ tế bào gan trong viêm gan nhiễm độc và viêm gan B cấp tính do virus đồng thời tác dụng tốt trong việc ức chế sự sao chép của các virus như HAV, HBV và HCV….; Có tác dụng khử độc hồi phục chức năng gan rất hiệu quả đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *