Ung thư phổi nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự kiến sẽ tăng trong thập kỷ tới. Nếu bác sĩ chỉ nói với bạn rằng bạn bị ung thư phổi, bạn nên biết những điều cơ bản cần thiết trước khi căn bệnh làm bạn choáng ngợp với những thay đổi về cảm xúc và thể chất.

Bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào phổi tăng trưởng với một tốc độ nhanh bất thường, làm hình thành một khối u. Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể. Theo WHO, ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư. Ung thư có thể gây tàn phế và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bạn.

Có một số loại ung thư phổi, nhưng những loại phổ biến nhất được đặt tên theo kích thước của các tế bào trong khối ung thư.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): nghĩa là các tế bào ung thư nhìn khá nhỏ dưới kính hiển vi. Ung thư loại này khá hiếm, khoảng 1 trong 8 người bị ung thư phổi có bệnh ung thư tế bào nhỏ. Đây là loại ung thư có thể phát triển nhanh chóng.

Ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC): nghĩa là các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn so với những tế bào ung thư trong ung thư tế bào nhỏ. Nhiều người có loại ung thư phổi (khoảng 7 trong số 8 người). Loại này không phát triển nhanh như ung thư tế bào nhỏ, do đó việc điều trị cho loại này khác với loại trên.

Các loại ung thư không phải tế bào nhỏ khác ít gặp hơn là: pleomorphic (ung thư tế bào đa hình), u carcinoid, ung thư biểu mô tuyến nước bọt và ung thư không phân loại.

Nguyên nhân gây bệnh

ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi có thể phát triển do độc tố xâm nhập vào phổi chủ ý hay không chủ ý. Nguyên nhân phổ biến nhất là hút thuốc lá, thuốc lào hoặc xì gà. Nguy cơ ung thư do hút thuốc tăng tỉ lệ thuận với thời gian hút. May mắn thay, những nguy cơ có thể được giảm xuống nếu họ ngừng hút thuốc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có nguy cơ mắc phải ung thư phổi?

Ung thư phổi có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Yếu tố nguy cơ ung thư bao gồm:

Đã hoặc đang hút thuốc;

Hít khói thuốc lá;

Có thành viên trong gia đình bị ung thư phổi;

Xạ trị cho các bệnh lý khác mà có thể ảnh hưởng đến vùng ngực;

Sau khi tiếp xúc với các chất độc như amiăng, crom, niken, asen, muội hoặc hắc ín tại nơi làm việc;

Tiếp xúc với khí ra-đông (radon) trong nhà hoặc nơi làm việc;

Sống trong môi trường ô nhiễm;

Có hệ thống miễn dịch yếu do di truyền hoặc do suy giảm miễn dịch ở người (HIV);

Sử dụng bổ sung beta carotene hoặc nghiện thuốc nặng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ung thư phổi là gì?

Trong khi hầu hết các triệu chứng của bệnh ung thư phổi xảy ra ở phổi, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể. Điều này là do ung thư đã lan tràn (y khoa gọi là di căn) tới các bộ phận khác. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này cũng khác nhau. Một số người thậm chí có thể không cảm thấy các triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi chung chung. Một số triệu chứng mà bạn nên tìm cho ra là:

Khó chịu hoặc đau ở ngực;
Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian;
Khó thở;
Thở khò khè;
Có máu trong đờm;
Khàn tiếng;
Khó nuốt;
Ăn không ngon;
Sụt cân không có lý do;
Cảm thấy rất mệt mỏi;
Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi;
Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.
Điều cần thận trọng

Biến chứng của ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Ung thư có thể gây ra các biến chứng chẳng hạn như:

Khó thở;
Ho ra máu;
Đau có thể do ung thư phổi tiến triển;
Tràn dịch màng phổi (đọng nước trong ngực);
Ung thư lan tràn đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn).
Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để tìm ra những cách có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Cách chẩn đoán

Phổi bị hoại tử
Phổi bị hoại tử

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư phổi?

Để tìm xem bệnh ung thư phổi có hay không, các bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và khám lâm sàng, chẳng hạn như nghe phổi để xem liệu có thể có một khối u trong ngực của bạn hay không. Sau đó, họ sẽ hỏi về tiền sử của bạn liệu bạn có hút thuốc hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn hút thuốc. Họ cũng có thể hỏi về môi trường làm việc của bạn để xem liệu bạn có đang tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất độc khác có thể gây tổn hại cho phổi hay không.

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này chỉ đơn giản là cận lâm sàng hình ảnh (CT xoắn ốc, PET scan) để xem phổi của bạn, hoặc xét nghiệm được gọi là xét nghiệm tế bào học đàm để xác định các khối u. Chẩn đoán hình ảnh sẽ hiển thị một nốt trên ảnh nếu bạn có một khối u. Trong khi xét nghiệm tế bào học đàm sẽ giúp kiểm tra một mẫu của các chất nhầy ho ra từ phổi của bạn có các tế bào ung thư hay không. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ hướng dẫn nếu bạn không biết làm thế nào để đọc kết quả xét nghiệm.

Để có kết quả chắc chắn nhất, bác sĩ có thể yêu cầu làm sinh thiết.

Sinh thiết có nghĩa là các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô phổi nhỏ để nhìn dưới kính hiển vi tìm các tế bào ung thư. Có nhiều phương pháp để lấy mẫu:

Nội soi phế quản: sử dụng một ống mỏng đưa qua miệng hoặc mũi xuống đến phổi để lấy mẫu.
Chọc hút bằng kim nhỏ: đưa một kim nhỏ xuyên qua da vào ngực của bạn để lấy một mẫu tế bào nhỏ. Bác sĩ sẽ gây tê khu khu vực đó trước khi thực hiện để nó không đau.
Chọc dò dịch màng phổi: cũng sử dụng một cây kim, nhưng thay vì lấy các tế bào từ phổi của bạn, bác sĩ sẽ lấy chất dịch xung quanh phổi để tìm tế bào ung thư.
Mở ngực: đây là một phẫu thuật lớn để chẩn đoán ung thư phổi, thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp khác không thực hiện được.
Điều trị và kiểm soát hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư phổi?

Ung thư được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào loại ung thư phổi và nó đã lan rộng tới đâu. Những người bị ung thư tế bào không nhỏ có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ thường được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u;
Hóa trị: sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Các thuốc này có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc cả hai;
Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao (tương tự như X-quang) để tiêu diệt ung thư;
Liệu pháp nhắm trúng đích: sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các thuốc này có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Tiên lượng điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại và giai đoạn của ung thư. Bạn có thể được áp dụng nhiều phương pháp điều trị.

Các giai đoạn
Các giai đoạn

Bạn nên làm gì để kiểm soát bệnh kiểm soát bệnh ung thư phổi?

Dưới đây là một số thói quen sống bạn cần thay đổi để phòng ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư phổi:

Bỏ hút thuốc lá ngay lập tức

Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi được chẩn đoán ung thư là vứt bỏ các bao thuốc lá và ngừng hút thuốc ngay lập tức. Nếu bạn bị ung thư từ hút thuốc thụ động, bạn nên trao đổi với những người hút thuốc để họ bỏ, điều đó sẽ tốt cho cả hai. Nếu bạn đang tiếp xúc với các chất độc từ công việc, nói chuyện với người quản lý hoặc ông chủ của bạn về các điều chỉnh cần thiết và để đảm bảo rằng không có ai bị bệnh vì nó.

Kiểm soát các cơn đau

Kiểm soát đau là phần quan trọng nhất của kiểm soát ung thư phổi. Bạn có thể được cho thuốc để điều trị đau. Khi bạn sử dụng thuốc, bạn cần phải sử dụng chúng nay khi đau xuất hiện. Bạn có thể hỏi bác sĩ cách điều trị đau do ung thư để có thể tự mình kiểm soát cơn đau. Bạn cần phải nhớ rằng bạn có thể kiểm soát cơn đau hoặc thậm chí làm cho chúng biến mất.

Một số phương pháp điều trị đau khác có thể hữu ích là:

Kỹ thuật thư giãn;
Phản hồi sinh học;
Vật lý trị liệu;
Chườm nóng hay lạnh;
Tập thể dục và massage.
Ngoài ra, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và nhóm hỗ trợ sẽ là một sự giúp đỡ về mặt tinh thần rất lớn giúp bạn quản lý cơn đau sau khi điều trị ung thư.

Kiểm soát cơn khó thở

Bạn dùng phổi để thở. Vì vậy, rõ ràng là bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở khi bạn bị ung thư phổi. Có một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng để kiểm soát khó thở:
Kỹ thuật thở:

những kỹ thuật này được thiết kế để giúp bạn thở dễ dàng và chúng được sử dụng cho rất nhiều người bị khó thở, không chỉ từ ung thư phổi. Những kỹ thuật này cũng có thể làm bạn bình tĩnh và giúp thư giãn.
Liệu pháp oxy: thở oxy nguyên chất có thể đảm bảo rằng phổi của bạn không cần phải làm việc chăm chỉ để cung cấp oxy cho máu. Vì vậy, nó có thể giúp giảm nhịp thở của bạn.

Kiểm soát lượng dịch xung quanh phổi: các dịch xung quanh phổi có thể gây áp lực lên phổi của bạn và gây khó khăn trong việc thở. Trong những trường hợp này, dẫn lưu dịch có thể giúp bạn thở dễ hơn.

Giữ lối sống lành mạnh

Bất kể bạn bao nhiêu tuổi hoặc bạn có bệnh hay không, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ luôn luôn là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên cố gắng tập thể dục nhiều nhất có thể, nhưng đừng quá sức. Tìm hiểu xem làm thế nào để kiểm soát hơi thở khi tập thể dục là rất quan trọng đối với những bệnh nhân ung thư phổi.

Vậy phương pháp điều trị ung thư tốt nhất hiện nay là gì?

Phương pháp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để điều trị bệnh ung thư là một phương pháp điều trị vô cùng hiện đại. Dẫn đầu xu hướng này là sản phẩm Mushroom immune (75.000mg) được nhập khẩu từ Hoa Kỳ là một nền khoa học sức khỏe số 1 thế giới. Sản phẩm được sản xuất đạt chuẩn GMP có chứa hàm lượng cao Beta Glucan (β1,3/1,6), có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên có công dụng:

Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua kích thích hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ hô hấp một cách tự nhiên để cải thiện chức năng và hoạt động của đại thực bào tế bào B và T và tăng tiết cytokines giúp kháng khuẩn. Qua đó làm lành tổn thương tế bào, ngăn ngừa các mầm bệnh…Sản phẩm được sử dụng hàng ngày, an toàn khi sử dụng lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *