Tụt huyết áp nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Tụt huyết áp ắt hẳn là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với con người ngày nay. Nhưng nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là gì? Nó có nguy hiểm không? Biểu hiện như thế nào? Cách điều trị ra sao?… Không phải ai cũng tự mình trả được tất cả những câu hỏi ấy! Hãy cùng Avado tìm hiểu thêm về chứng bệnh quen mà lạ này nhé.

Tụt huyết áp nghĩa là gì?

Y học giải thích, khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch đột ngột bị giảm xuống thì được gọi là hiện tượng tụt huyết áp. Hệ quả của việc huyết áp xuống thấp là lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan như tim, thận, não… cũng bị giảm sút đột ngột. Người bị hạ huyết áp do đó sẽ gặp các hiện tượng như xây sẩm mặt mày, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu….

Bệnh huyết áp thấp nghĩa là gì?

Thực ra vì một nguyên do nào đó, hiện tượng huyết áp xuống thấp đôi khi vẫn xảy ra ở người khỏe mạnh bình thường. Vậy khi nào thì hiện tượng hạ huyết áp được coi là đã phát triển thành bệnh huyết áp thấp (hay bệnh tụt huyết áp)? Hiểu một cách nôm na thì đó là khi huyết áp thường xuyên bị giảm xuống đột ngột như đã mô tả ở trên, có kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…

Chỉ số hạ huyết áp là bao nhiêu?

Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số huyết áp như sau:

Huyết áp tâm thu (mmHg): Khoảng 100 đến dưới 140
Huyết áp tâm trương (mmHg): Khoảng 60 đến dưới 90
Một người được coi là đã bị hạ huyết áp nếu chỉ số huyết áp của người đó bằng hoặc nhỏ hơn 90/60, cụ thể như sau:

Huyết áp tâm thu (mmHg): Bằng, hoặc thấp hơn 90
Huyết áp tâm trương (mmHg): Bằng, hoặc thấp hơn 60
(Chỉ số trên mang tính tương đối, vì cách phân loại huyết áp chính xác nhất còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: Bệnh tật, tuổi tác… Cách tốt nhất để biết mình có bị tụt huyết áp hay không chính là đi khám bác sĩ)

Những triệu chứng tụt huyết áp
Những triệu chứng tụt huyết áp

Các kiểu tụt huyết áp thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa có rất nhiều cách để phân loại các kiểu tụt huyết áp, tùy theo nguyên nhân, biểu hiện, đối tượng… và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, một số kiểu phổ biến thường gặp có thể kể đến như sau:

Tụt huyết áp nguyên phát

Đối tượng thường bị: Phổ biến ở phụ nữ, lứa tuổi 20 – 40
Biểu hiện: Có thể không thấy các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… nhưng khi đo thì nhận được chỉ số huyết áp thấp mà không phát hiện bệnh khác.
Nguyên nhân: Suy nhược cơ thể

Tụt huyết áp theo tư thế

Đối tượng thường bị: Phổ biến ở người cao tuổi (thường là trên 65 tuổi)
Biểu hiện: Đang nằm, hoặc ngồi mà đột ngột đứng lên thì bị choáng váng, xây sẩm, thậm chí ngất xỉu…
Nguyên nhân: Khi đứng lên, lực hấp dẫn khiến cho máu dồn xuống chân. Khi đó, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách tăng co bóp tim để đẩy máu lên não. Ở những người bị huyết áp thấp tư thế thì phản ứng này của cơ thể không hoạt động tốt lắm (do cơ thể mất nước, nằm trên giường quá lâu, do mang bầu, do bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, giãn tĩnh mạch chân, rối loạn thần kinh…), dẫn đến dễ bị tụt huyết áp khi đứng lên đột ngột.

Tụt huyết áp do các tín hiệu thần kinh bị sai

Đối tượng thường bị: Phổ biến ở người trẻ tuổi
Biểu hiện: Huyết áp giảm đột ngột khi phải đứng lâu
Nguyên nhân: Khi phải đứng quá lâu, huyết áp sẽ giảm do máu dồn về chân. Khi ấy, để không bị tụt huyết áp, các dây thần kinh trong tâm thất trái của tim sẽ truyền tín hiệu cho não để cơ thể điều chỉnh tăng huyết áp lên. Nhưng, ở một số người, tim và não không “ăn khớp” với nhau trong việc truyền tín hiệu, dẫn đến việc não “hiểu lầm” và lại giảm huyết áp xuống.

Tụt huyết áp sau ăn

Đối tượng thường bị: Phổ biến ở người cao tuổi
Biểu hiện: Hạ huyết áp đột ngột sau các bữa ăn.
Nguyên nhân: Sau khi ăn, một lượng máu lớn cần được kéo về hệ tiêu hóa, cũng tương tự như máu kéo về chân khi đứng vậy. Khi ấy, cơ thể cần tăng nhịp tim và co thắt mạch máu để duy trì huyết áp. Tuy nhiên, cơ chế này ở một số người không được tốt.

Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột, huyết áp thấp

Mất máu

Mất máu gây tụt huyết áp du mất ít hay nhiều máu. Các trường hợp gây mất máu lượng lớn có thể do phẫu thuật, tai nạn bất ngờ hoặc do các nguyên nhân khác.

Mất nước

Mất nước có thể xảy ra do nôn ói, tiêu chảy trong thời gian dài hay tập luyện thể dục, thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi dẫn đến sốc nhiệt. Nếu không có lượng nước bổ sung kịp thời đáp ứng cho cơ thể có thể gây ra các hiện tượng tụt huyết áp đột ngột khá nguy hiểm.

Cơ tim bị yếu

Cơ tim yếu làm cản trợ việc bơm máu, giảm lượng máu được bơm đi các mạch máu toàn cơ thể. Từ đó dẫn đến thiếu máu ở các mạch máu và tụt huyết áp. Cơ tim yếu có thể do bị nhồi máu cơ tim hoặc cơ tim bị tổn thương do virus.

Viêm

Các bộ phận trong cơ thể bi viêm sẽ khiến các chất di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào vùng mô bị viêm, rồi rút máu. Từ đó dẫ đến mạch máu thiếu một lượng máu nhất định dẫn đến giảm huyết áp.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh bất thường, hoặc không đều dẫn tới việc các tâm thất của tim bị co bóp thất thường ảnh hưởng tới lượng máu không cung cấp đủ. Điều này, làm tâm thất không nhận được lượng máu tối đa, do đó gây thiếu máu du tim đập nhanh hơn bình thường.

Nghẽn mạch máu

Xảy ra khi xơ vữa động mạch hoặc bị nhồi máu cơ tim. Khi đó mạch máu có thể bị tắc nghẽn dẫn đến lưu lượng máu bị giảm từ đó gây ra tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn là gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Mang thai

Khi mang thai gây ra các hiện tượng tụt huyết áp. Dù đây là triệu chứng bình thường dù vậy, các bà bầu nên kiểm soát các triệu chứng tụt huyết áp tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể. Việc thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều biến chứng của bệnh trong đó có tụt huyết áp.

Nhiễm trùng nặng

Rất nguy hiểm khi vi khuẩn ở những nơi nhiễm trùng thâm nhập vào dòng máu từ đó làm ảnh hưởng tới mạch máu và gây tụt huyết áp.

Bệnh về nội tiết

Các bệnh như suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, bệnh ở tuyến cận giáp, bệnh tiểu đường và hạ đường huyết… đều có thể gây tụt huyết áp.

Triệu chứng nào cho biết tụt huyết áp?.

Nhiều người bị tụt huyết áp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người.
Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nên gây tụt huyết áp như: Tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, tiểu đường v.v…

Các triệu chứng này có khi khá rầm rộ trong những trường hợp tụt huyết áp cấp tình làm bệnh nhân rất mệt mỏi và phải nhập viện ngay. Nhưng cũng có khi rất khiêm tốn chỉ hoa mắt chóng mặt thoáng qua, hay chỉ hơi khó chịu trong cơ thể một chút đối với những người bị tụt huyết áp mạn tính.

Việc phát hiện các triệu chứng như trên không khó.

bệnh nhân sẽ là người nói cho thầy thuốc biết tất cả những triệu chứng này. Dù thế nào đi chăng nửa việc chẩn đoán xác định chắc chắn có phải tụt huyết áp hay không? Phải do người thầy thuốc tiến hành bằng cách đo huyết áp ở tư thế nằm và khám nhằm phát hiện ra các triệu chứng đi kèm. Việc khám bệnh kỹ càng, đo huyết áo đúng phương pháp, hỏi bệnh nhân sẽ giúp cho thầy thuốc có chiến lược điều trị có hiệu quả.

Các nguyên nhân gây tụt huyết áp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu v.v…
Cần phải lưu ý kỹ vì có rất nhiều triệu chứng giống như vậy nhưng bệnh nhân lại bị cao huyết áp, nên vai trò của việc đo huyết áp là rất quan trọng. Chỉ được phép kết luận là tụt huyết áp khi đo huyết áp tối đa 90mm thủy ngân.

Một số tác hại của tụt huyết áp đột ngột

Người ta thường quan tâm và lo lắng nhiều hơn về bệnh huyết áp cao, mà nghĩ rằng huyết áp thấp không đáng lo ngại lắm. Đúng là hiện tượng hạ huyết áp có thể gặp ở rất nhiều người khỏe mạnh bình thường. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới bị giảm huyết áp đột ngột thì không có gì đáng lo ngại lắm. Vì thế, người ta thường không hiểu đúng về chuyện bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tình trạng tụt huyết áp kéo dài có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

Tai nạn do ngất xỉu

Huyết áp hạ đột ngột, thiếu máu và oxy lên não, não bộ không thích ứng kịp, dẫn đến ngất xỉu. Đây là một hiện tượng phổ biến của bệnh tụt huyết áp. Bình thường thì không sao, nhưng nếu người bệnh đang điều khiển xe tham gia giao thông, đang đứng trên cao hoặc đi cầu thang… mà ngất xỉu thì hiểm họa thật khôn lường.

Suy giảm trí nhớ

Nếu không hiểu rõ về bệnh tụt huyết áp và cách điều trị, để tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, não bộ sẽ không được nuôi dưỡng với đầy đủ máu và oxy cần thiết, lâu dần khiến cho trí nhớ của con người không còn được minh mẫn, khỏe mạnh.

Yếu sinh lý ở cả nam và nữ

Huyết áp giảm, lượng máu bơm đến mọi cơ quan đều giảm, đặc biệt là các cơ quan ở xa tim như bộ phận sinh dục. Không được cung cấp đủ máu, dẫn đến rối loạn cương dương ở đàn ông, và gây khô teo, giảm tiết dịch âm đạo ở phụ nữ. Ngoài ra, tụt huyết áp thường xuyên còn khiến cho cơ thể thiếu sức sống, dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục.

Đột qụy não, nhồi máu cơ tim

Huyết áp thấp dẫn đến thiếu máu lên não. Các tế bào thần kinh vì thế mà không được nuôi dưỡng đầy đủ. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như teo não, nhũn não, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến, đột qụy hoặc nhồi máu cơ tim…

Thường xuyên bị tụt huyết áp khiến cho các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng tốt
Mức độ nguy hiểm của các hiện tượng tai biến, đột qụy hay nhồi máu cơ tim… ắt là không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người nữa. Biến chứng này khiến cho ai cũng phải rùng mình khi tự hỏi “Bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?”

Tử vong do sốc

Khi chỉ số huyết áp thấp quá mức, mọi cơ quan trong cơ thể đều bị thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh rất có thể bị sốc do tụt huyết áp, biểu hiện là da tái nhợt, mồ hôi nhiều, thở gấp, mạch yếu và nhanh, ngất xỉu… Khi bị sốc do huyết áp thấp quá mức mà không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ bị tử vong.

Với tất cả những biến chứng nặng nề có thể xảy đến như trên, xin đừng bao giờ ngốc nghếch đặt câu hỏi “Bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?”nữa nhé! Khi thấy bất cứ dấu hiện nào của việc hạ huyết áp mà diễ

Cần chú ý khi tụt huyết áp bất ngờ:

Quan trọng nhất là đừng để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói. Không uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp lý chứ đừng ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm cân nặng ở một số phụ nữ trẻ. Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột là buổi sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.
Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị tụt huyết áo vô căn có thể tập dường sinh, Yoga đúng các rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ đủ và tập thề dụng thường xuyên.

Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như tiểu đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính v.v…Nên khám sức khỏe định kỳ với những người trên 40 tuồi với 02 lần trong năm để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẩn đến tụt huyết áp bất ngờ.n ra thường xuyên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa tụt huyết áp

Chế độ ăn uống lành mạnh
Uống nhiều nước
Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp
Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate
Tắm nước ấm có pha thêm muối magiê
Ăn mặn hơn người bình thường

Cách sơ cứu người bị tụt huyết áp

Đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát, đặt nằm xuống (để đầu thấp, hơi ngửa và chân giơ cao)
Cho người bệnh uống khoảng 480 ml nước ấm để điều hòa lại huyết áp. Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh ăn sô cô la, trà gừng, nước sâm, nước nho…
Day thái dương cho bệnh nhân khoảng 20 – 30 lần (Chú ý tham khảo thêm các hướng dẫn để thực hiện việc này đúng cách)
Đưa đến các cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và quyết định xem trong trường hợp này người bị tụt huyết áp có nên truyền nước không.

Thức ăn đồ uống có lợi
Thức ăn đồ uống có lợi

Các loại thuốc thường dùng để trị tụt huyết áp

Nếu những biện pháp xử lý tại nhà không giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp và các triệu chứng, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc thường được dùng để trị hạ huyết áp sau:

Fludrocortisone: Fludrocortisone là loại thuốc có tác dụng với đa số các dạng huyết áp thấp. Thuốc này hoạt động thông qua thúc đẩy khả năng giữ muối của thận, nhờ đó giúp giữ nước. Điều này giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp.

Khi sử dụng thuốc Fludrocortisone, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đủ muối cho cơ thể mỗi ngày. Thuốc Fludrocortisone không có bất kì đặc tính kháng viêm nào của cortisone hay prednisone và không giúp tạo cơ giống như các loại steroid đồng hóa.

Midodrine: Midodrine kích hoạt các thụ thể trên các động mạch và tĩnh mạch nhỏ nhất để giúp tăng huyết áp. Thuốc này được sử dụng cho những người bị hạ huyết áp do các nguyên nhân liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh.

Chú ý:

Việc điều trị tụt huyết áp bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị tụt huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Hồng Mạch Khang

Hồng Mạch Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, nâng huyết áp, giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, mệt mỏi, chán ăn, da xanh, chân tay lạnh, mất ngủ, hay quên, khó tập trung do huyết áp thấp, tụt huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình.


Mua ngay

Viên ngậm Thanh dương

Viên ngậm Thanh dương dùng cho người bị bệnh huyết áp thấp mãn tính, tụt huyết áp đột ngột. Người bị mệt mỏi, run rẩy, ớn lạnh, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai do giảm huyết áp Người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, kém ăn.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *