Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Chú ý cách phân biệt

Trinh nữ hoàng cung là cây gì? Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh: loét dạ dày, chữa ung thư, bệnh phụ khoa… Cách dùng trinh nữ sắc uống hàng ngày như thế nào tốt, sử dụng để tránh tác dụng phụ. 

Cây trinh nữ hay còn được gọi với các tên khác là hoàng cung trinh nữ, tỏi Thái Lan, tây nam văn châu lan, thập bát học sĩ. Có tên khoa học là Crinum latifolium L. Thuộc họ nhà Thủy tiên.

tên khoa học là Crinum latifolium L
tên khoa học là Crinum latifolium L

Sở dĩ loại cây này có tên là trinh nữ hoàng cung bởi thời xưa, nó thường được dùng để chữa bệnh cho những phụ nữ đang còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua.

Trinh nữ hoàng cung là cây gì?

Cây trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng nhiều trong y học để điều trị các loại bệnh. Trong đó đặc biệt là những bệnh có liên quan tới các khối u lành tính hoặc ác tính và các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.

Trước kia người ta cứ tưởng loại cây này chỉ mọc ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia và Campuchia. Thực tế cho thấy cây trinh nữ  mọc nhiều ở nước ta và được phân bố rải rác ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Để sử dụng trinh nữ làm thuốc, người ta sử dụng lá cây, đem thái nhỏ, phơi khô hoặc sao vàng để dùng dần và bảo quản.

cây trinh nữ  mọc nhiều ở nước ta
cây trinh nữ  mọc nhiều ở nước ta

Đặc điểm cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung thuộc nhóm cây cỏ, có thân hành, giống củ hành tây to. Có đường kính từ 10 – 15cm, các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả dài từ 10 – 15cm.

Các lá mỏng có chiều dài từ 80 – 100cm, rộng từ 3 – 8cm, hai bên mép lá có lượn sóng.

Mặt trên lá lõm thành nhiều rãnh, mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ. Gân lá song song, đầu bẹ lá có màu đỏ tím.

Hoa có màu trắng, vài điểm màu tím đỏ. Nhìn có nét vừa giống hoa lưu ly, vừa giống hoa huệ. Hoa mọc thành tán, cán dài từ 30-60cm, mỗi tán có từ 6-18 hoa. Trên thân hành mọc thêm nhiều củ nhỏ non. Các củ này có thể tách ra để trồng cây mới.

Mỗi năm một cây có thể sinh ra 6-8 lá mới và 3-5 nhánh cây con. Sau khoảng 3 năm, sẽ tạo thành một khóm cây lớn. Bộ phận sử dụng để làm thuốc là lá cây. Có thể dùng tươi hoặc sao khô. Nhiều nơi còn dùng cả cánh hoa và thân cây để trị bệnh.

Loại thảo dược này phân bố nhiều ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại nước ta, cây phát triển tốt nhất là ở khu vực miền Nam, nơi có khí hậu nắng nóng.

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Theo kinh nghiệm dân gian, Lá cây trinh nữ để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến.

Còn theo y học hiện đại, trong thành phần của trinh nữ có chứa những hoạt chất sinh học có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích tế bào lympho T phát triển.

chứa những hoạt chất sinh học có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
chứa những hoạt chất sinh học có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Điều trị các bệnh phụ khoa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần của Trinh nữ hoàng cung có chứa tới 32 loại chất alkaloids. Trong đó có một số dưỡng chất đặc biệt như: Crinafolin, crinafolidin , licorin … Có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị được các bệnh ung thư và các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tuyến vú lành tính, khí hư,…

Công dụng hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt

Trong thành phần của trinh nữ hoàng cung có chứa các hoạt chất giúp ức chế quá trình phân bào. Do đó nó được ứng dụng để giúp điều trị các bệnh liên quan tới u xơ tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày

Các bệnh nhân ung thư dạ dày đang trải qua hóa trị và xạ trị có thể kết hợp dùng lá cây trinh nữ hoàng cung để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lý do là bởi khi chiết bằng nước nóng, trinh nữ có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bảo ung thư, kích thích tế bào lympho-T hoạt động và phát triển.

bệnh nhân ung thư dạ dày đang trải qua hóa trị và xạ trị có thể kết hợp dùng lá cây
bệnh nhân ung thư dạ dày đang trải qua hóa trị và xạ trị có thể kết hợp dùng lá cây

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị viêm họng

Ngoài tác dụng chính là chữa các bệnh liên quan tới u xơ, u nang… thì trinh nữ hoàng cung còn được biết đến với tác dụng chữa viêm họng hạt, bướu cổ vô cùng hiệu quả.

Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung

Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Người đã được nhận giải thưởng nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung thì cây Trinh nữ Việt Nam (Crinum latifolium L) thuộc chi Náng hay Tỏi lơi (miền Nam) với nhiều loài khá quen biết.

Một số loài dùng làm cảnh như náng hoa trắng, náng hoa đỏ và làm thuốc như cây Trinh nữ , dùng trị bệnh u bướu.

Tuy nhiên, Trinh nữ hoàng cung có cả 1 “tập đoàn” với tổng cộng 7 loại cây đều nằm trong họ náng. Những loại này nhìn rất giống nhau, nếu không phân biệt kỹ thì chẳng những không chữa được bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ngộ độc, vô sinh, …

Cây Trinh nữ hoàng cung có 7 loại

Vậy làm thế nào để có thể phân biệt cây Trinh nữ dùng làm thuốc với các loại náng khác?

Kết quả nghiên cứu mới đây của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và GS. TSKH Trần Công Khánh vừa được công bố trên Tạp chí sinh học số 2, tập 34, tháng 6 năm 2012 cho thấy: Từ những năm 1990, qua công tác chọn giống cây Trinh nữ hoàng cung do TS. Trâm phát hiện và thu thập dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN)

Đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học của loại cây này thì giống Trinh nữ có hoạt tính sinh học ngăn ngừa sự phát triển của tế bào khối u và kích thích hệ miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh u bướu là một thứ mới của loài Trinh nữ có ở Việt Nam với tên khoa học – “Trinh nữ crila” (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh), họ Náng (Amaryllidaceae).

Như vậy trong loài Trinh nữ hoàng cung của Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cây “Trinh nữ Crila” – được phát hiện và xác định bởi TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm là cây có tác dụng chữa bệnh u bướu, được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc.

Nghiên cứu này của TS. Trâm cũng đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền.

Phân biệt trinh nữ hoàng cung và cây náng trắng

Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây Trinh nữ hoàng cung như cây náng hoa trắng… Lá khô của cây Trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng hoàn toàn giống nhau về mùi vị (mùi giống như mùi thuốc lá), màu vàng nhạt, kích thước chiều dài và bề rộng của lá…

Cây náng trắng độc với gan, thận và các chức năng khác của cơ thể, do đó, việc phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng là điều hết sức cần thiết:

Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây Trinh nữ
Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây Trinh nữ

+ Thân cây

Khi cây ở độ trưởng thành trồng được một thời gian ta có quan sát thấy phái thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ  có màu tím – màu sắc tố riêng biệt của cây. Còn đối với cây náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này.

+ Lá cây

Lá cây của Trinh nữ hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh nhạt hơn so với cây náng trắng thì lá có màu xanh đậm hơn.

+ Hoa

Cây Trinh nữ nở hoa từ đợt tháng 4, 5, 6 hàng năm. Hoa có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa.

Hoa náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, và nở hoa là nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.

Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thon nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều

Lá khô: Lá trinh nữ phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm

Hoa: Hoa trinh nữ màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.

Củ: Củ trinh nữ hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ

Những bệnh nhân đang có định sử dụng cây Trinh Nữ cho việc chữa trị bệnh cần đặc biệt chú ý tới những đặc điểm khác nhau trên để tránh những trường hợp nhầm lẫn lựa chọn vị thuốc sẽ dẫn đến việc điều trị không đạt hiệu quả tốt nhất.

cần đặc biệt chú ý tới những đặc điểm khác nhau trên
cần đặc biệt chú ý tới những đặc điểm khác nhau trên

Cách dùng cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung thường được sử dụng để điều trị các bệnh phụ nữ u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Loại thảo dược này cô cùng lành tính. Không hề có tác dụng phụ cho gan và thận.

Sử dụng thường xuyên cũng không hề bị vô sinh. Dưới đây là những bài thuốc sử dụng cây trinh nữ để chữa bệnh.

Cách dùng chữa đau khớp, chấn thương, tụ máu

Lấy một lượng lá cây trinh nữ lượng vừa đủ đem xào nóng, sau đó đắp vào chỗ bị sưng đau. Kết hợp với bài thuốc uống bao gồm: củ trinh nữ 20g, dây đau xương 20g, huyết giác 20g, lá cối xay 20g, cam thảo dây 6g.

Sắc uống mỗi ngày một thang sẽ nhanh khỏi bệnh.

Kết hợp với bài thuốc uống
Kết hợp với bài thuốc uống

Cách sử dụng chữa ho, viêm phế quản

Cách 1: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, tang bạch bì 20g, xạ can 10g, cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều uống 2-3 lần trong ngày.

Cách 2: Lá trinh nữ 20g, lá bồng bồng 12g, lá táo chua 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, uống thành 2-3 lần trong ngày.

Cách sắc nấu chữa u xơ tuyến tiền liệt

Cách 1: Lá trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 2: Lá trinh nữ 20g, hạt mã đề 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 3: Lá trinh nữ 20g, huyết giác 20g, rễ cỏ xước 12g, ba kích sao muối 10g, cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều để uống thành 2-3 lần trong ngày.

Nhiều cách sắc nấu chữa bệnh
Nhiều cách sắc nấu chữa bệnh

Cách nấu uống chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa khác ở nữ giới

Cách 1: Lá Trinh nữ hoàng cung tươi 20g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 2: Lá Trinh nữ 20g, hạ khô thảo 20g, rễ cỏ xước 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 3: Lá Trinh nữ 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 4: Lá Trinh nữ 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang. Sử dụng liên tục trong vòng ít nhất 1 tháng sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Cách nấu uống chữa bệnh rất hiệu quả
Cách nấu uống chữa bệnh rất hiệu quả

Cách dùng chữa mụn nhọt

Cách 1: Lá hoặc củ Trinh nữ , lượng vừa đủ, thái nhỏ, nướng chín. Sau đó đắp lên mụn nhọt khi còn nóng. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả.

Cách 2: Lá Trinh nữ 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Cách 3: Lá Trinh nữ 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia đều và uống trong ngày.

Chữa bệnh đường tiết niệu

Để chữa các bệnh tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:

Lá Trinh Nữ Hoàng Cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lá Trinh Nữ 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Lá Trinh nữ 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

chữa các bệnh tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt
chữa các bệnh tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt

Chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa khác ở nữ giới

Một trong những công dụng nổi trội nhất của cây Trinh Nữ Hoàng Cung đó là có khả năng điều trị các loại bệnh phụ khoa của chị em phụ nữ rất tốt. Được lựa chọn là thành phần chính trong những loại thuốc tân dược chữa trị về căn bệnh này. Chị em có thể tham khảo một vài các cách sau:

Lá Trinh nữ 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lá Trinh nữ 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lá Trinh nữ 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lá Trinh nữ 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Chữa mụn nhọt

Lá hoặc củ Trinh nữ , lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.

Lá Trinh nữ 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lá Trinh nữ 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa dị ứng mẩn ngứa

Lá Trinh nữ 20g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hiện nay mọi người có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ với một số cây náng khác
Hiện nay mọi người có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ với một số cây náng khác

Chú ý

cách sử dụng cây trinh nữ hoàng cung: Hiện nay mọi người có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ với một số cây náng khác, đặc biệt là cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.), sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây Trinh nữ với các cây náng khác có tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *