Thiếu máu ác tính nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu ác tính là một dạng của thiếu máu nhưng kèm thêm thiếu hụt vitamin B12. Cơ thể không đủ khả năng hấp thụ vitamin B12 cần thiết đủ để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Bệnh thuộc dạng hiếm gặp, cứ 1000 người thì mới có 1 người bị thiếu máu ác tính.

Loại thiếu máu này được gọi là ác tính vì nó đã từng được coi là một căn bệnh chết người do không có phương pháp điều trị. Tuy nhiên ngày nay, bệnh tương đối dễ điều trị bằng cách truyền hoặc uống bổ sung trực tiếp vitamin B12. Nếu không được điều trị, bệnh nhân mắc bệnh này vẫn có nguy cơ nhất định tử vong.

Nguyên nhân của thiếu máu ác tính

Thiếu máu là tình trạng tế bào hồng cầu trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Trong những trường hợp thiếu máu ác tính, cơ thể sẽ cần được cung cấp vitamin B12 và một loại protein được gọi là các yếu tố nội tại (intrinsic factor – IF) để có thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Vitamin B12 có nhiều trong:
Thịt
Thịt gia cầm
Động vật có vỏ cứng
Trứng
Các sản phẩm làm từ sữa
Đậu nành được bổ sung vitamin B12, các loại hạt và sữa gạo

Thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng

IF là protein được sản xuất ra từ các tế bào bên trong dạ dày. Sau khi tiêu thụ vitamin B12, nó sẽ di chuyển xuống dạ dày và được gắn với IF. Sau đó, vitamin B12 và IF sẽ được hấp thu ở đoạn cuối của ruột non.
Trong đa số trường hợp thiếu máu ác tính, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất ra IF ở dạ dày. Nếu những tế bào này bị phá hủy, cơ thể sẽ không thể tạo ra IF và do đó, không thể hấp thu vitamin B12 được.

Không đủ vitamin B12, cơ thể sẽ sản xuất là các tế bào hồng cầu lớn một cách bất thường (hồng cầu khổng lồ). Vì kích thước lớn như vậy, nên các tế bào hồng cầu bất thường này không thể rời khỏi tủy xương – nơi sinh ra của các tế bào hồng cầu và đi vào dòng máu được. Hậu quả của việc này là giảm lượng oxy trong các tế bào hồng cầu và trong dòng máu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Thiếu máu ác tính còn được gọi là một loại thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Tuy nhiên, thiếu máu ác tính không phải là dạng duy nhất của thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Các nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ bao gồm:

Thiếu máu ác tính
Thiếu máu ác tính

Sử dụng một số loại thuốc và kháng sinh trong thời gian dài,

ví dụ như methotrexate và azathioprine.
Bệnh phổi tác nghẽn mãn tính
Nghiện rượu mãn tính
Thiếu folate (vitamin B9) do ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc do các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ folate.
Các nguyên nhân khác của việc thiếu vitamin B12, như ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường bị nhầm lần với bệnh thiếu máu ác tính. Thiếu máu ác tính hoàn toàn là một rối loạn tự miễn do thiếu yếu tố nội tại IF. Thiếu máu ác tính cũng là bệnh có thể mắc phải ở những trẻ em được sinh ra với các dị tật di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản sinh ra IF của cơ thể.
Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh thiếu máu ác tính?

Bệnh thiếu máu ác tính khá hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 0,1%, riêng ở những người trên 60 tuổi là 1,9%.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Có tiền sử gia đình mắc bệnh;
Có bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tự miễn dịch hoặc một số bệnh đường ruột như bệnh Crohn;
Đã cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột;
Từ 60 tuổi trở lên;
Ăn chay và không bổ sung vitamin B12.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính là gì?

Sự tiến triển của bệnh thiếu máu ác tính là tương đối chậm, vì thế người bệnh có thể không nhận biết được các triệu chứng của bệnh cho đến khi nó phát triển đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng cơ bản của thiếu máu ác tính bao gồm:

Người mệt mỏi, yếu sức
Đau đầu
Tức ngực
Giảm cân hoặc suy nhược
Trong một số ít trường hợp, bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các vấn đề:

Đi lại mất thăng bằng
Co cơ
Tê cánh tay và chân
Tủy sống bị tổn thương
Mất trí nhớ
Các triệu chứng của thiếu vitamin B12 có thể xuất hiện cùng lúc với thiếu máu ác tính bao gồm:

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Lú lẫn
Chán nản
Táo bón
Chán ăn
Ợ nóng

Khi thấy những triệu chứng nào thì cần phải đi khám ngay?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thiếu máu ác tính?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

Đếm tế bào máu. Xét nghiệm này sẽ đo mức vitamin B12 và lượng chất sắt trong huyết thanh;
Xét nghiệm thiếu hụt vitamin B12. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ vitamin B12 thông qua xét nghiệm máu. Nồng độ thấp cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin B12;
Sinh thiết. Bác sĩ cũng có thể muốn biết liệu thành dạ dày của bạn có bị tổn thương hay không bằng xét nghiệm sinh thiết. Khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy đi một mẫu tế bào dạ dày sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm bất kỳ tổn thương nào;
Xét nghiệm sự thiếu hụt yếu tố bên trong. Sự thiếu hụt yếu tố bên trong được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ xét nghiệm các kháng thể chống lại IF và các tế bào dạ dày.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thiếu máu ác tính?

Việc điều trị thiếu máu ác tính là một quá trình gồm hai giai đoạn. Bác sĩ sẽ điều trị sự thiếu hụt vitamin B12 và kiểm tra xem bạn có thiếu hụt sắt hay không.

Bạn có thể phải tiêm vitamin B12 hàng ngày hoặc hàng tuần cho đến khi nồng độ B12 trở lại bình thường (hoặc gần bình thường). Trong vài tuần đầu điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế hoạt động thể chất. Sau khi mức vitamin B12 trở lại bình thường, bạn chỉ cần tiêm mỗi tháng một lần. Bạn có thể tự mình tiêm hoặc đi khám bác sĩ.

Sau khi mức B12 trở lại bình thường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thường xuyên liều bổ sung B12 thay vì tiêm. Vitamin B12 có trong các viên thuốc, gel mũi và thuốc xịt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu máu ác tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B12, vì như vậy có thể giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12. Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B12 tốt bao gồm:

Các loại ngũ cốc ăn sáng bổ sung vitamin B12;
Các loại thịt như thịt bò, gan, gia cầm và cá;
Trứng và các sản phẩm từ sữa (như sữa, sữa chua và phô mai);
Thực phẩm bổ sung vitamin B12, như đồ uống có nguồn gốc từ đậu nành và bánh mì kẹp thịt chay.
Nếu bạn ăn chay, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra nồng độ vitamin B12 thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh thiếu máu bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị các bệnh tim mạch huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.

Bổ sung sắt và tăng lượng máu cho phụ nữ giai đoạn mang thai

S-Prenatal

Folic acid: Trong những ngày đầu thai kỳ, acid folic rất cần thiết cho sự tổng hợp ADN, giúp phát triển các tế bào và hệ thần kinh của thai nhi, phòng tránh nguy cơ sinh non ở thai phụ. Trong S-Prenatal chứa hàm lượng chiết xuất quan trọng này. Sắt: cần thiết để tạo hồng cầu máu, giúp mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Người mẹ thường bị thiếu hụt sắt trong giai đoạn thai kỳ. Sử dụng S-Prenatal để bổ sung lượng sắt cần thiết

Chương trình chăm sóc thai sản có hoạt động cho thêm thuốc chứa sắt và folic cũng như hướng dẫn một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối với đủ dinh dưỡng cho thai phụ.


Mua ngay

TPBVSK Hồng Mạch Khang

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hồng Mạch Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, nâng huyết áp, giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, mệt mỏi, chán ăn, da xanh, chân tay lạnh, mất ngủ, hay quên, khó tập trung do huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *