Thiên hoa phấn là thảo dược gì? Công dụng và cách dùng thế nào?

Cây qua lâu hay thiên hoa phấn là một trong những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết rất tốt. Đây là một giải pháp tốt cho những bệnh nhân mắc tiểu đường hiện nay.
Hoa thiên phấn hay còn gọi là thiên hoa phấn (Qua lâu căn), cây qua lâu, dưa trời, dưa núi…

Bởi hình dáng của cây thuốc này rất giống hành dáng của cây thuộc họ dưa, củ giống như củ sắn, lá giống lá cây gấc, hoa có màu trắng và quả đỏ to bằng quả dưa gang.
Thiên hoa phấn-cây qua lâu là rễ cây qua lâu, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu

Tên dược: Radix Trichosanthis
Tên thực vật: 1. Trichosanthes kirilowii Maxim.; 2. Trichosanthes japonica Regel.
Thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae
Tiếng trung: 天花粉, 栝樓根 (thiên hoa phấn, qua lâu căn)
Cây qua lâu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)

Hoa thiên phấn hay thiên hoa phấn là một trong những vị thuốc
Hoa thiên phấn hay thiên hoa phấn là một trong những vị thuốc

Cây thiên hoa phấn

Mô Tả :
Là một loại cây Dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy (trông như lá cây Bí ngô). Hoa đơn tính màu trắng. Quả dài 8-10cm, đường kính 5-7cm, vỏ quả màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rộng 6-10mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt.

Phân bố:
Mọc nhiều ở Trung quốc, Triều tiên Cây Qua lâu ở nước ta mới phát hiện có mọc ở Cao bằng. Các vị Qua lâu làm thuốc phần lớn nhập của Trung quốc

Thu hái chế biến:
Vị thuốc thiên hoa phấn

Thường những cây lấy hạt thì củ nhỏ cho nên muốn lấy củ mập thì phải ngắt bỏ hoa, không cho kết quả để tập trung chất dinh dưỡng ở rễ củ cho củ to và nhiều bột.

Quả thu hái vào tháng 9-10 lấy vỏ quả và hạt phơi khô.

Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn, đem ngâm vào nước sôi trong một tuần lễ, lấy ra phơi khô dùng làm thuốc. Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn có rễ mập, chọn những cây mà hoa quả bị thui chột. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi khô hoặc sấy khô, rồi xông diêm sinh để bảo quản.

Thành phần hóa học- tác dụng dược lý:

Thiên hoa phấn chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin với hàm lượng 1% có khả năng chống u và HIV, một chất protein là karasurin có tác dụng gây sẩy thai cũng được phân lập. Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid

chứa tinh bột và chất nhầy
chứa tinh bột và chất nhầy

Vị thuốc cây qua lâu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Vị thuốc cây qua lâu
Tính vị:
Ðắng, hơi ngọt và lạnh.
Quy kinh:
Phế, vị
Công năng:
Thanh nhiệt sinh tân; Giảm mồ hôi và thoát mủ.
Liều dùng: 10-20g.
Thận trọng và chống chỉ định: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thiên hoa phấn

Sinh tân chỉ khát
Vị thuốc qua lâu căn
Khát trong bệnh có sốt. qua lâu căn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô căn.

Khát dữ dội trong tiểu đường. cây qua lâu phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và Tri mẫu.

Ho khan do phế nhiệt. cây qua lâu phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối mẫu và Cát cánh.

Mụn nhọt – thoát mủ:
qua lâu căn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu và Kim ngân hoa.

Chữa đái tháo đường:
Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày thay trà điều trị tiểu đường.

Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, tắc tia sữa, mụn lở có mủ:
Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công anh đều 12g, sắc uống. Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Ứng dụng lâm sàng cây qua lâu
Ứng dụng lâm sàng cây qua lâu

Ứng dụng chữa bệnh cây qua lâu

Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da:
qua lâu căn
cây qua lâu 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa sốt rét:
Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ứng dụng chữa bệnh cây qua lâu
Ứng dụng chữa bệnh cây qua lâu

Chữa quai bị:
Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tắc sữa:
Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc cây qua lâu 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *