Suy vành nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Nếu bạn cũng đang bước vào cuộc chiến giành lấy một trái tim khỏe mạnh hơn, thay vì lo lắng “suy vành nguy hiểm không?”, hãy cùng tìm hiểu về các nguy cơ biến chứng và cách chữa bệnh hẹp mạch vành để ngăn ngừa hiệu quả.

Bệnh suy vành là gì?

Bệnh suy vành (hoặc thiếu máu cơ tim, suy vành, thiểu năng vành) là một trong các bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và cũng thường gây ra tử vong nhiều nhất hiện nay. Thường gặp nhất là tình trạng xơ vữa động mạch tạo ra các mảng xơ vữa lắng đọng trên thành các động mạch, làm hẹp lòng mạch máu. Các mạch máu bị hẹp sẽ không cung cấp đủ máu nuôi cho nhu cầu tiêu thụ của tim, nhất là khi tim phải hoạt động nhiều.

Những triệu chứng của suy vành

Triệu chứng suy vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu sau

Nặng nề vùng ngực;
Cảm giác nén ép tim;
Đau ran vùng ngực;
Nóng rát;
Tê vùng ngực;
Đầy bụng;
Cảm giác tim bị bóp chặt lại;
Đau ngực âm ỉ.
Triệu chứng của suy vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi và khó thở. Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh suy vành , bao gồm: Đánh trống ngực; Khó thở; Nhịp tim nhanh; Mệt mỏi, chóng mặt; Nôn và buồn nôn; Đổ nhiều mồ hôi..

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập trên đây.

Bệnh suy vành
Bệnh suy vành

Nguyên nhân gây ra bệnh suy vành (tim thiếu máu cục bộ) là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy vành . Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc, lượng mỡ trong máu cao, cao huyết áp, tiểu đường hoặc viêm mạch máu là những yếu tố chính làm tổn thương thành động mạch, từ đó gây bệnh suy vành .

Khi động mạch bị thương tổn, các mảng bám bắt đầu bám vào động mạch. Qua thời gian, các mảng bám trở nên lớn hơn, khiến vành động mạch trở nên hẹp, từ đó cản trở sự di chuyển của máu giàu oxy đến tim. Nếu các mảng bám này bị vỡ, các tiểu cầu sẽ bám vào vết thương trên động mạch và tạo thành các khối máu đông. Khối máu đông có thể chặn động mạch, khiến cơn đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng. Khối máu đông khi có kích thước đủ lớn, sẽ làm tắc động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy vành (tim thiếu máu cục bộ)?

Sau đây là những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh suy vành cao hơn bình thường:

Tuổi tác: lớn tuổi, đây là độ tuổi động mạch càng dễ bị tổn thương và trở nên hẹp hơn;
Giới tính: nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh suy vành cao hơn nữ giới;
Tiền sử gia đình: nếu người thân trong gia đình bạn bị bệnh tim mạch, nguy cơ bạn mắc bệnh suy vành tăng cao;
Hút thuốc: nicotine trong thuốc lá có thể khiến động mạch co hẹp trong khi cacbon monooxit có thể gây tổn thương thành mạch;
Bạn bị cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao, tiểu đường, béo phì.
Bạn trải qua chấn thương tinh thần, tâm lý hoặc căng thẳng trong một thời gian dài.

Suy vành có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Suy vành (coronary artery disease) còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: thiểu năng vành, suy vành, hẹp mạch vành. Đây là tình trạng suy yếu và giảm lưu lượng máu qua suy vành .

Dù suy vành do nguyên nhân gì, cũng có thể mang tới một số biến chứng cho người bệnh. Theo thời gian, mảng xơ vữa ở thành suy vành dày lên, gây chít hẹp lòng mạch, dẫn đến cơn đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là biến chứng thường gặp ở người bệnh bị hẹp suy vành . Tình trạng tắc hẹp càng nặng thì rối loạn nhịp tim càng nghiêm trọng, nhịp tim có thể tăng tốc nhanh chóng và có thể gây ngừng tim bởi các cơn rung nhĩ, rung thất. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh.

Suy tim

Theo thời gian, bệnh suy vành có thể dẫn đến suy tim. Hậu quả này khó tránh khỏi ở người bị bệnh suy vành lâu năm hoặc kiểm soát bệnh không tốt. Suy tim gây khó thở, đau tức ngực, ho, phù, mệt mỏi và làm cho các triệu chứng của cả suy vành và suy tim trầm trọng hơn.

Nhồi máu cơ tim

Người suy vành cần cảnh giác với cơn đau thắt ngực – dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp

Nếu một suy vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu kịp thời. Vậy nên, khi nhận thấy các dấu hiệu như đột nhiên mệt mỏi bất thường kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn, đau thắt ngực, buồn nôn, nôn và buồn đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, người bệnh cần ngưng hoàn toàn các hoạt động thể lực và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy vành (tim thiếu máu cục bộ)?

Các phương pháp điều trị bệnh suy vành có thể bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật.

Các loại thuốc được sử dụng có thể bao gồm:

Thuốc giảm cholesterol: bao gồm statins, niacin, fibrates… những thuốc này giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp giảm lượng chất béo bám trên thành mạch.
Aspirin: aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác giúp hạn chế khối máu đông, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, aspirin có thể không phải là lựa chọn tốt. Vì vậy, hãy báo với bác sĩ nếu bạn bị rối loạn đông máu.
Thuốc chẹn beta: thuốc chẹn beta giúp hạ huyết áp, đồng thời phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ.
Nitroglycerin: thuốc này có thể giúp bạn giảm đau ngực.
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: giúp hạ huyết áp và bảo vệ cơ tim.
Phẫu thuật:

Nong mạch và đặt stent là thủ thuật phổ biến nhất để điều trị bệnh suy vành . Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu suy vành .

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy vành (tim thiếu máu cục bộ)?

Để chẩn đoán suy vành , bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát, kiểm tra tiền sử bệnh tật và xét nghiệm máu. Các quá trình kiểm tra khác có thể bao gồm điện tâm đồ (ECG), nghiệm pháp gắng sức. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang và siêu âm để có thể kết luận tình trạng bệnh lý của bạn.

điện tâm đồ (ECG)
điện tâm đồ (ECG)

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy vành (tim thiếu máu cục bộ)?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh suy vành , bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt như:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau xanh, sử dụng các sản phẩm sữa ít béo, hạn chế dùng các thực phẩm ít chất béo bão hòa hoặc chất béo tổng hợp;
Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ;
Hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày;
Tập thể dục thường xuyên, như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút/ngày. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia thể dục để được hướng dẫn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn;

Luôn duy trì cân nặng hợp lí.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh suy vành là bệnh nguy hiểm, người bị mắc bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa sớm bằng cách thực hiện thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Trong đó bỏ thuốc lá, tập thể dục, ăn nhiều rau và chất xơ, điều trị ổn định đường huyết, giảm cân nếu béo phì là những hành động hiệu quả có thể ngăn ngừa bệnh.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị các bệnh tim mạch huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.

Sinh Kỳ Não Sanfo:

Sanfo là công ty dược của USA có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Sinh Kỳ Não Sanfo hỗ trợ hoạt huyết, thông mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đầu, đau cổ, vai gáy, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, huyết áp. Người bị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch. Người bị rối loạn tuần hoàn não gây : đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, kém tập trung


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *