Sinh địa là thảo dược gì? Cách chế biến thành sinh địa hoàng

Từ ngàn xưa, tạo hóa vốn đã ưu đãi cho người Việt Nam rất nhiều những vị thuốc diệu kỳ có sẵn trong tự nhiên, và sinh địa là một trong những món quà tuyệt vời như thế. Đây là vị thuốc gì và được sử dụng như thế nào?

một trong những món quà tuyệt vời
một trong những món quà tuyệt vời

Giống cây sinh địa là gì?

Có tên khoa học là Rehmannia giutinosa, ở Việt Nam còn có tên gọi khác là cây sinh địa hoàng. Đây là một loài cây thân thảo, có thể trồng được rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành của đất nước Việt Nam, miễn là vùng đó có điều kiện nhiệt độ không dưới 3 độ C trong nhiều ngày liên tục.

Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ.

Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ. Hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.

Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm
Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm

Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Cây Sinh Địa:

Loài cây của Trung Quốc. Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài 1-2cm. Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9.

Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.

Sinh địa: Củ Địa hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều.

Thục địa: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt.

Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Bộ Phận Dùng Của Cây Sinh Địa:

Rễ, củ – Radix Rehamanniae, thường gọi là Địa Hoàng.

Tính Vị Của Sinh Địa:

Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết.

Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.
Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa hoàng.

tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu,
tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu,

Công Dụng Của Sinh Địa:

Theo Đông y, sinh địa vị ngọt đắng, tính hàn; vào các kinh: tâm, can và thận. Có tác dụng tư âm giáng hoả, lương huyết, sinh tân dịch, nhuận khô táo. Loại tươi và sấy đều có tác dụng thanh nhiệt lương huyết; nhưng dùng tươi có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả mạnh, loại sấy thì lương huyết tư âm mạnh.

Do có tính lương huyết và chỉ huyết, sinh địa thường được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh thuộc chứng nhiệt như sốt, đái tháo đường, chảy máu cam, chảy máu chân răng, táo bón, trĩ kèm chảy máu, rong kinh, rong huyết của phụ nữ, mụn nhọt, mẩn ngứa…

Ngoài ra còn được dùng trị các bệnh về thận và tuyến thượng thận. Hiện nay, sinh địa cũng được sử dụng trong các bệnh tự miễn: Luput, viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ cứng…

Theo các sách cổ:

Trục huyết tý, chấn cốt tủy, trưởng cơ nhục. Nấu uống trừ hàn nhiệt, tích tụ, trừ tý. Uống lâu ngày thân thể nhẹ nhàng, không gìa (Bản Kinh).

Chủ phái nam bị ngũ lao, thất thương, phụ nữ bị thương trung, bào lậu hạ huyết, phá ác huyết, niệu huyết, lợi đại tiểu trường, bổ nội thương ở ngü tạng, thông huyết mạch, ích khí lực, lợi nhĩ mục (Biệt Lục).

Đại bổ huyết hư bất túc, thông huyết mạch, ích khí cơ (Trân Châu Nang).

Bổ hư tổn, ôn trung, hạ khí, thông huyết mạch, uống lâu tăng tuổi thọ. Trị sản hậu bụng đau, chủ thổ huyết không cầm (Dược Tính Luận).
Dưỡng âm, thoái dương, lương huyết, sinh huyết. Trị huyết hư phát sốt, ngũ tâm phiền nhiệt, bứt rứt, suyễn, ngực có hòn khối, điều kinh, an thai, lợi đại tiểu tiện (Bản Thảo Tùng Tân).

Tư âm, bổ huyết. Trị âm hư, huyết thiếu, lưng đau, chân yếu, ho lao, nóng trong xương, di tinh, băng lậu, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, gầy ốm, tai ù, mắt mờ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tẩm rượu dẫn thuốc đi lên và ra bên ngoài (Dụng Dược Tâm Pháp).

Tẩm nước Gừng thì không bị đầy ở ngực, chế với rượu thì không làm hại dạ dầy (Bản Thảo Cương Mục).

Tác dụng dược lý:

Sinh địa có nhiều tác dụng dược lý
Sinh địa có nhiều tác dụng dược lý

Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học).

Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết. Có báo cáo cho rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết nơi chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung Dược Học).

Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học).

Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học).

Sinh địa dược liệu được chế biến như thế nào

Cách chế biến thành địa hoàng

Trong đông y, các thầy thuốc thường thu hoạch thân và rễ (cũng chính là củ) của loài cây này đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Vị thuốc sau khi đã qua phơi, sấy khô như trên thì thường được gọi là sinh địa hoàng hoặc ngắn gọn hơn nữa là địa hoàng. Vị thuốc này sẽ được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc thiên nhiên khác tùy thuộc vào từng mục đích chữa bệnh khác nhau.

thầy thuốc thường thu hoạch thân và rễ (cũng chính là củ) của loài cây này
thầy thuốc thường thu hoạch thân và rễ (cũng chính là củ) của loài cây này

Cách chế biến thành thục địa

Bên cạnh cách làm thông thường, người ta còn chế biến sinh địa hoàng theo một cách riêng đặc biệt để tạo ra thục địa. Cụ thể cách làm như sau:

Ngâm củ sinh địa cùng với rượu trắng, theo tỉ lệ 90 kg dược liệu/10 lít rượu

Đun sôi rượu và thuốc rồi đun nhỏ lửa cho đến khi rượu cạn (Trong lúc đun, cứ mỗi 1 giờ, người chế biến phải múc rượu ở đáy nồi để rưới lên bề mặt các củ dược liệu để cho thuốc thấm đều)

Đem các củ thuốc đã nấu cạn với rượu ra phơi trong 3 ngày liên tiếp

Bỏ củ sinh địa đã phơi vào nồi nấu chung với nước gừng cho đến cạn, sau đó lại phơi khô.

Người chế biến phải lặp lại các công đoạn trên từ 5 – 7 lần, cho đến khi dược liệu có màu đen nhánh là có thể dùng được.
thục địa

Thục địa đạt chuẩn phải có màu đen nhánh

Đọc đến phần chế biến vị thuốc này, ắt sẽ có nhiều người thắc mắc củ sinh địa mua ở đâu? Câu trả lời là: Bạn có thể tìm mua ở các trung tâm dược liệu và các nhà thuốc đông y trên toàn quốc.

Sinh địa có tác dụng gì?

Theo kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại từ nhiều đời nay thì cả hai vị thuốc địa hoàng và thục địa đều là những vị thuốc quý đem lại rất nhiều lợi ích chữa bệnh. Nhưng cụ thể thì các vị thuốc sinh địa có tác dụng gì? Chúng nên và không nên sử dụng trong những trường hợp như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

Cây sinh địa chữa bệnh gì
Cây sinh địa chữa bệnh gì

Trị các bệnh cấp tính

Vị thuốc sinh địa đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, kết hợp cùng các vị khác như mạch môn, huyền sâm, tê giác… để trị các bệnh cấp tính như sốt cao, mồm khô, lưỡi đỏ… do huyết nhiệt sinh ra. Tiêu biểu là một số bài thuốc như sau:

Những Ai Nên Dùng Sinh Địa ?

Người bị huyết hư phát nóng, thổ huyết, chảy máu cam…

Chị em bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, động thai.

Cách Dùng Sinh Địa:

Dùng 12 – 20 rửa sạch, đun nước uống trong ngày.

Lưu ý:

Củ sinh địa mới đào lên là Sinh địa tươi, vùi vào cát ẩm có thể để dành 2 – 3 tháng. Tính chất Sinh địa và Sinh địa tươi cơ bản giống nhau nhưng sinh địa tươi hàn lương hơn nên sinh tân chỉ khát mạnh hơn nhưng tác dụng bổ âm kém hơn.

Địa hoàng là Sinh địa tươi rửa sạch sao khô, nếu qua bào chế nhiều lần chưng phơi sẽ thành Thục địa có tác dụng bổ âm huyết.

Không dùng Sinh địa trong các trường hợp:

Tỳ hư thấp, tiêu chảy, bụng đầy, dương hư. Trường hợp dương hư ( hư hàn) dùng Thục địa không dùng Sinh địa, trường hợp có sốt dùng Sinh địa không dùng Thục địa. Nếu cần thanh nhiệt mà cơ thể hư thì Sinh – Thục địa cùng dùng như bài Bách hợp cổ kim thang ( y phương tập giải) gồm: Sinh thục địa hoàng, Bối mẫu, Bách hợp, Mạch môn, Huyền sâm, Đương qui, Bạch thược, Cam thảo, Cát cánh có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt nhuận phế hóa đàm. Bài Đương qui lục hoàng thang ( Lam thất bí tàng) gồm: Đương qui, Sinh Thục địa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng kỳ có tác dụng tư âm thanh nhiệt cố biểu chỉ hãn.

Lúc dùng Sinh địa, để làm giảm bớt tính nê trệ của thuốc, bớt ảnh hưởng đến tiêu hóa nên phối hợp với thuốc hành khí tiêu thực như Chỉ xác, Sa nhân, Mộc hương, Trần bì.

nên phối hợp với thuốc hành khí tiêu thực
nên phối hợp với thuốc hành khí tiêu thực

Trị viêm/đau họng, sốt, khát nước:

Sắc 16 gram sinh địa hoàng + 12 gram huyền sâm + 12 gram mạch môn + 2 quả trám giã nát lấy nước uống rất hiệu quả.
Chữa táo bón, mất nước, lưỡi khô đỏ: 16 gram địa hoàng + 20 gram huyền sâm + 16 gram mạch môn

Dùng trong trường hợp chảy máu cam

Sinh địa được áp dụng trong các bài thuốc trị chảy máu cam

Trị các bệnh xuất huyết do máu nóng

Cơ thể con người bị nóng trong sẽ sinh ra các chứng bệnh như chảy máu cam, thổ ra huyết (hay nôn ra máu), trong phân hoặc nước tiểu có máu… Khi đó, y học cổ truyền đã có ngay các bài thuốc sau:

Trị máu cam: Dùng 40 gram sinh địa tươi đem sắc nước uống là khỏi ngay

Trị chứng thổ huyết: Dùng 24 gram sinh địa tươi + 12 gram lá sen tươi + 12 gram trắc bá diệp tươi + 8 gram ngãi diệp tươi sắc lấy nước uống.

y học cổ truyền đã có ngay các bài thuốc
y học cổ truyền đã có ngay các bài thuốc

Trị chứng bệnh sốt cấp

(trong thời kỳ bệnh đang hồi phục, bệnh nhân bị chảy máu chân răng, miệng khô đắng, đau họng): Dùng 16 gram địa hoàng + 12 gram mạch môn + 12 gram thạch hộc sắc lấy nước uống.

Trị các bệnh ngoài da do máu nóng

Máu nóng khiến cho con người dễ bị các bệnh ngoài da như nấm nhiễm trùng, chàm lở, ngứa urticaire… Trong trường hợp này thì y học cổ truyền sẽ kết hợp sinh địa với kinh giới + đương quy + thương truật sao khô + phòng phong + Hồ ma nhân + khổ sâm + ngưu bàng tử + thuyền thoái + tri mẫu + cam thảo sống + mộc thông và thạch cao. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa và tiêu sưng rất hiệu quả.

Trị bệnh tiểu đường

Có một bài thuốc chữa bệnh tiểu đường rất nổi tiếng: 40 gram sinh địa hoàng + 20 gram sơn thù + 20 gram hoàng kỳ + 40 gram sơn dược + 12 gram tụy heo sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trị bạc tóc, rụng tóc

Với tác dụng lương huyết, làm sạch máu, sinh địa góp phần cải thiện chứng bạc tóc sớm

Có thể nhiều người không biết nhưng máu xấu, chất lượng máu kém cũng là một căn nguyên dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm, tóc thưa, gãy rụng nhiều. Với tác dụng dược lý nổi tiếng là lương huyết thanh tân, cây sinh địa kết hợp với một số dược liệu khác như huyền sâm, hà thủ ô đỏ,… đã tạo nên một bài thuốc “xanh tóc đỏ da” vô cùng tuyệt vời từ ngàn năm nay.

Những ai không nên dùng các vị thuốc sinh địa

Các bài thuốc từ cây sinh địa có tác dụng bổ thận âm, gan âm và tỳ âm – tức là chỉ phù hợp với những người bị thận âm hư, chứ không phù hợp với những người bị thận dương hư. Chúng ta có thể phân biệt người bị thận âm hư với người bị thận dương hư thông qua một số đặc điểm như sau:

tác dụng bổ thận âm, gan âm và tỳ âm
tác dụng bổ thận âm, gan âm và tỳ âm

Người bị thận âm hư:

Thân nhiệt cao, gan bàn tay bàn chân thường nóng, thường đổ mồ hôi trộm và miệng hay trong tình trạng khô.
Người bị thận dương hư: Cơ thể mỏi mệt, hay bị bủn rủn ở đầu gối và thắt lưng, thân nhiệt thấp, chân tay lạnh, thường sợ lạnh hơn những người bình thường khác.

sinh địa là một loại dược liệu tuyệt vời, với nhiều công dụng hữu ích trong chăm sóc sức khỏe
một loại dược liệu tuyệt vời, với nhiều công dụng hữu ích trong chăm sóc sức khỏe

Có thể thấy, sinh địa là một loại dược liệu tuyệt vời, với nhiều công dụng hữu ích trong chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên, muốn sử dụng bất kỳ thứ gì một cách an toàn và hiệu quả, thì yêu cầu tối quan trọng vẫn là phải dùng đúng liều lượng, đúng cách. Do đó, chúng ta chỉ nên sử dụng các vị thuốc sinh địa theo chỉ dẫn của thầy thuốc có uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *