Mướp đắng có công dụng như thế nào? Những chú ý khi sử dụng.

Ở miền Bắc nước ta người ta thường gọi là cây mướp đắng nhưng trong miền Nam thì cây lại có cái tên khác đó là cây khổ qua. Loại quả này có họ cùng với những cây bầu bí, mướp chính vì thế mà cây cũng thuộc dạng leo giàn được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đối và cận nhiệt đới.

Có lẽ bởi thế mà với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta cây khổ qua phát triển khá mạnh mẽ có thể cho quả quanh năm nếu như bạn biết cách trồng cũng như sử dụng thật tốt nó. Hiện nay cây mướp đắng được trồng khá phổ biến tuy nhiên không hẳn ai cũng biết hết được về đặc điểm cũng như công dụng của lại cây này. Nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề gì thì hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cây mướp đắng thuộc dạng cây dây leo

Đặc điểm nổi bật của cây mướp đắng

Cây mướp đắng thuộc dạng cây thân leo với phần thân nhỏ và dài, nếu cứ để phát triển tự nhiên thân chính của mướp đắng còn có thể dài đến 20m và phát triển nhiều cành nhánh nữa đấy. Cây cho quả có vị khá đắng và thuộc họ mướp bởi thế mà cái tên khổ qua cũng được đặt như vậy đấy.

Lá của khổ qua có nhiều lông nhỏ bao phủ xung quanh, thường thì lá cũng giống như những lá bầu, bí, mướp mà thôi, nó được xẻ thành 5 cho đến 7 thùy nhìn khá đều nhau với phần viền hai bên đều có răng cưa và hình trứng.

Lá mọc ra từ thân dây lá mọc đơn và thường sẽ so le nhau. Mỗi 1 lá có cuốn dài khoảng từ 3 cho đến 5cm. Khi lá mướp đắng còn non thì sẽ mang sắc xanh đậm nhưng khi già rồi màu sẽ chuyển dần sang màu vàng héo và rụng xuống.

Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng (khổ qua)

Quả mướp đắng có rất nhiều công dụng

Phần hoa của mướp đắng thường sẽ được mọc ở phần nách lá trên đó có cả hoa đực và hoa cái mọc chung 1 gốc nhưng hoa đực sẽ bị héo và rụng xuống còn hoa cái sau khi héo được thụ phấn sẽ tạo quả. Hoa có cuống dài từ 5-7cm và mang sắc vàng nhạt, chi tiết hơn về hoa khổ qua thì mỗi bông sẽ có 5 cánh và chính giữa hoa có nhụy cũng màu vàng nhưng mang sắc vàng đậm hơn mà thôi.

Quả khổ qua cũng không to lớn và nó có hình thon dài. Mặt ngoài của quả không nhẵn như mướp, bầu, bí mà nó lại nổi lên những u cục nhỏ màu xanh.

Khi quả còn non sẽ có màu xanh nhưng khi chính nó chuyển sang màu vàng hồng, khi ăn có bị rất đắng. Bên trong quả khi chín lại có chứa rất nhiều hạt những hạt này có hình dáng dẹt gần giống như hạt bí ngô vậy, những hạt mẩy tròn đều người ta còn sử dụng để làm hạt giống rất tốt nữa.

Tác dụng của mướp đắng là gì?

Mướp đắng (hay khổ qua) là một loài thực vật có quả và hạt dùng làm thuốc.

Dùng đường uống

khổ qua có thể dùng trong điều trị nhiều dạng rối loạn dạ dày – ruột như viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng, táo bón, kí sinh trùng đường ruột.

Mướp đắng còn có thể dùng trong điều trị tiểu đường, sỏi thận, sốt, vẩy nến, bệnh về gan, các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, hoặc dùng trong điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân HIV/AIDS.

Dùng ngoài da

khổ qua dùng để điều trị các vết thương và nhiễm trùng da sâu.

Mướp đắng còn có thể được dùng trong các mục đích điều trị khác, hãy hỏi của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu muốn biết thông tin cụ thể hơn về các điều trị khác.

có quả và hạt dùng làm thuốc
có quả và hạt dùng làm thuốc

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng mướp đắng như thế nào?

Nước ép khổ qua: bạn dùng 50-100ml mỗi ngày để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Dịch chiết khổ qua: bạn dùng 1.000-2.000mg mỗi ngày (chia làm 2-3 lần). Tránh dùng khổ qua cho phụ nữ có thai, bệnh nhân cao huyết áp và người đang hồi phục sau phẫu thuật.

Liều lượng dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sản phẩm bổ sung thảo dược không phải luôn luôn an toàn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn để biết liều lượng sử dụng phù hợp.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược mướp đắng như thế nào?
Mướp đắng (khổ qua) có chứa chất hóa học giống với insulin có thể giúp làm hạ đường huyết.

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về cách hoạt động trong cơ thể của thảo dược này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia thảo dược để biết thêm thông tin.

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Mướp đắng (khổ qua) có chứa chất hóa học
Mướp đắng (khổ qua) có chứa chất hóa học

Tác dụng phụ khổ qua

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược mướp đắng?

khổ qua có thể gây một số tác dụng phụ như:

Kích thích đường tiêu hóa (gây đau bụng, tiêu chảy);

Đau đầu.

Đã có trường hợp được báo cáo về hôn mê do hạ đường huyết và rung tâm nhĩ liên quan đến việc uống mướp đắng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

có thể xảy ra những tác dụng phụ khác
có thể xảy ra những tác dụng phụ khác

Trước khi dùng thảo dược mướp đắng bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thảo dược, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú;

Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;

Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);

Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;

Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như tiểu đường vì mướp đắng có thể làm hạ đường huyết xuống mức quá thấp khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết khác; bệnh thiếu men G6PD-những bệnh nhân này nên tránh dùng mướp đắng.

Các quy định về thực phẩm chức năng thảo dược thường ít nghiêm ngặt hơn các quy định về thuốc, dù cần nhiều nghiên cứu để xác định độ an toàn của thảo dược. Cân nhắc lợi ích-rủi ro trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết trước khi dùng.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược khổ qua cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Mướp đắng có thể không an toàn khi sử dụng qua ở phụ nữ có thai vì một số hoạt chất có trong dịch ép quả và hạt có thể gây chảy máu kinh và sẩy thai.

Vẫn chưa có thông tin đầy đủ về tính an toàn của mướp đắng khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Để đảm bảo an toàn bạn nên tránh sử dụng.

Bạn nên ngưng dùng sản phẩm thảo dược trong ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành bất kỳ phẫu thuật nào.

Tương tác thuốc

Thảo dược mướp đắng có thể tương tác với thuốc nào?
Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể gây tương tác với một số thuốc mà bạn đang sử dùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn trước sử dụng.

Dùng mướp đắng cùng với các thuốc điều trị tiểu đường có thể làm hạ huyết áp xuống quá thấp, trong trường hợp dùng chung thì phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Một số thuốc dùng trong điều trị tiểu đường bao gồm: glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và các thuốc khác.

Thảo dược mướp đắng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thảo dược hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống, dùng rượu và thuốc lá trong thời gian dùng thảo dược.

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn
Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn

Bảo quản thảo dược

Bạn nên bảo quản thảo dược mướp đắng như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Dạng bào chế khổ qua

Thảo dược mướp đắng có những dạng và hàm lượng nào?
Thảo dược mướp đắng (khổ qua) có các dạng bào chế sau:

Nước ép khổ qua;
Khổ qua sống hoặc nấu chín;
Dịch chiết khổ qua hoặc viên nén khổ qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *