Mất ngủ kéo dài là gì? Tác hại mất ngủ thế nào và vì đâu nên nỗi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Song việc điều trị lại không dễ dàng. [acf field=”toc-fixed-left”]

Điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, giữ tinh thần kỷ luật trong khoảng thời gian dài và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ là bệnh gì? 

Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Người bị mất ngủ thường gặp phải các triệu chứng sau:

Trằn trọc khó ngủ

Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ lại

Thức dậy quá sớm

Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy

Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ

Lờ đờ, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày

Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu

Gặp khó khăn trong các vấn đề về chú ý, tập trung hoặc ghi nhớ

Nhức đầu hay căng thẳng…

Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày
Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày

Tình trạng của bệnh mất ngủ như sau.

Mất ngủ có thể là mất ngủ cấp hoặc mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong thời gian ngắn có thể chỉ là một đêm hoặc vài tuần. Mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kéo dài xảy ra khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm… Mất ngủ cấp tính có thể là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách vì nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn tới mất ngủ mạn tính.

Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài) và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Do đó, việc bạn hay người thân bị mất ngủ cấp tính hay mất ngủ kéo dài không phải là trường hợp hiếm gặp.

các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm
các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm

Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài là gì?

Tình trạng mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Suy nhược thần kinh:

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng trong thời gian dài quá mức làm mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh. Mất ngủ chính là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất do suy nhược thần kinh gây ra.

Người mắc suy nhược thần kinh đa số đều không ngủ được. Họ càng không ngủ được thì càng khiến quá trình hưng phấn và ức chế bị rối loạn kèm theo các triệu chứng lo âu, kích thích. Quá trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng không ngủ được kéo dài và trầm trọng hơn. Nếu suy nhược thần kinh không điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý về tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Có vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau mạn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh, kể cả bệnh Parkinson

Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc lạnh) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao, hen suyễn… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Thói quen ăn uống:

Ăn quá nhiều khi gần đến giờ đi ngủ, ăn đồ khó tiêu hoặc dùng thức uống có caffeine hay có cồn

Thói quen ngủ không lành mạnh: Không có thời gian biểu đi ngủ cụ thể

Có sự xáo trộn trong lịch trình ngủ bình thường như bạn đang trải qua tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài, lệch múi giờ…

Trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.

sử dụng một số loại thuốc tây y có thể gây mất ngủ
sử dụng một số loại thuốc tây y có thể gây mất ngủ

Mối quan hệ phức tạp giữa mất ngủ kéo dài với sức khỏe tâm thần

Các vấn đề sức khỏe tâm thần (suy nhược thần kinh, trầm cảm hoặc lo âu) có thể là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Điều này cho thấy nếu có nhiều điều lo lắng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ. Tình trạng không ngủ được kéo dài sẽ khiến bạn bị thiếu ngủ trong một thời gian dài, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Một chức năng quan trọng của giấc ngủ là giúp các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, tụy, ruột… thải độc. Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh, tâm trí thư thái… vào mỗi sáng thức dậy. Tình trạng không ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo gây ảnh hưởng đến não bộ và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Điều này khiến bạn khó tập trung hơn, khả năng ghi nhớ và tập trung gặp khó khăn, dễ nóng nảy, bứt rứt… Giấc ngủ bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh, não sẽ giải phóng kích thích tố căng thẳng. Điều đó cho thấy việc giấc ngủ bị gián đoạn có thể tàn phá não gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc và có thể gây nên các vấn đề tâm lý.

Tác hại của mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà có cả người trẻ. Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là nguyên nhân nào nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến
tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến

Nghiện và lệ thuộc thuốc ngủ

Biến chứng phức tạp nhất của chứng mất ngủ là nghiện và lệ thuộc thuốc ngủ. Việc người mất ngủ tìm đến những loại thuốc ngủ là điều dễ hiểu. Nhưng đa phần họ đều không tham khảo ý kiến bác sĩ mà chỉ tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống. Chính điều này làm tăng nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Benzodiazepine là hoạt chất an thần gây nghiện hay có trong các loại thuốc ngủ như Valium, Lorazepam,… Việc sử dụng kéo dài các loại thuốc này sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, bệnh nhân dù uống vẫn tình trạng không ngủ được kéo dài. Không dừng lại ở đó, nếu dùng thuốc ngủ kéo dài bạn có thể bị:

– Suy giảm nhận thức;

– Kích động;

– Trầm cảm;

– Mất trí nhớ, bị lẫn.

Và những hệ lụy do mất ngủ

Những biến chứng trên có thể kéo theo hệ lụy hiệu quả học tập, làm việc giảm sút, nguy cơ gặp tai nạn cao,…

Trong các nghiên cứu, 58%-84% bệnh nhân được kê đơn benzodiazepine vẫn đang dùng chúng sau sáu tháng bắt đầu. Trong một nghiên cứu khác, 80% người báo cáo sử dụng benzodiazepine dài hạn mang theo các chẩn đoán khác, chẳng hạn như nghiện rượu, trầm cảm hoặc lạm dụng dược chất, và tới 40% người nghiện rượu báo cáo sử dụng benzodiazepine.

Hiện nay, do đem lại những nguy cơ tiềm ẩn xấu đến sức khỏe, các loại thuốc này cũng được hạn chế sử dụng hơn trước. Một số loại thuốc có tác dụng an thần như benzodiazepine mới hơn như zolpidem, eszopiclone,… được sử dụng nhiều vì nguy cơ gây lạm dụng và tác hại giảm thiểu hơn.

Những biến chứng trên có thể kéo theo hệ lụy
Những biến chứng trên có thể kéo theo hệ lụy

Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn khỏe khoắn, thoải mái, làm việc, sinh hoạt có “tâm huyết”.

Mất ngủ đối với nữ giới

Nếu bị mất ngủ hoạt động sinh học của cơ thể sẽ bị rối loạn, ảnh hưởng đến hormone, khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi,…nó là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn về kinh nguyệt, sinh hoạt vợ chồng, làm giảm khả năng thụ thai của bạn.

Do đó, khi có những biểu hiện của việc mất ngủ bạn nên nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục để bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt là với những bạn đang có ý định mang thai và sinh nở.

Mất ngủ đối với nam giới

Cũng như nữ giới, nam giới khi bị mất ngủ sẽ khiến nhịp sinh học cơ thể của họ bị đảo lộn. Ban ngày là thời gian để bạn hoạt động công việc có hiệu quả nhất sau một đêm được ngủ ngon giấc.

Nhưng điều này sẽ ngược lại với những người bị tình trạng không ngủ được kéo dài. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, từ đó lượng hoormone nam giới cũng bị rối loạn, nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng bị giảm đi.

Do đó, nó sẽ khiến chất lượng tình dục giảm xuống kéo theo việc giảm khả năng thụ thai.

Béo phì

Béo phì phổ biến hơn ở người lớn bị mất ngủ, người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm. Còn ở trẻ em, không ngủ đủ thời gian có nguy cơ bị béo phì gấp đôi so với trẻ có đủ thời gian ngủ.

không ngủ đủ thời gian có nguy cơ bị béo phì gấp đôi
không ngủ đủ thời gian có nguy cơ bị béo phì gấp đôi

Gây bệnh tim

Ngủ không đủ đã được chứng minh là làm giảm 11% phản ứng tim mạch. Theo các nhà khoa học, cơ thể sẽ tiết ra hormone melatonin khi bạn ngủ. Hormone này có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh nhịp sinh học cũng như kiểm soát hoạt động của các loại hormone khác liên quan.

Khi thiếu ngủ, đồng nghĩa cơ thể bạn đang ức chế sản xuất ra loại hormone điều chỉnh này. Điều này sẽ tác động xấu trực tiếp lên tim mạch, tăng khả năng nhồi máu cơ tim, nhất là ở người lớn tuổi.

Gây tăng huyết áp

Theo nghiên cứu của Đại học Columbia ở thành phố New York cho thấy, mất ngủ kéo dài có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển chứng tăng huyết áp trong khoảng 10 đến 20 năm.

Mất ngủ gây bệnh tiểu đường

Tiến sĩ Kryger, tác giả cuốn sách Hướng dẫn về Rối loạn giấc ngủ của A Woman giải thích: “Khi bạn không ngủ đủ, cơ thể của bạn không đáp ứng với insulin vì nó có thể dẫn đến kháng insulin gây bệnh tiểu đường type 2”

Khi bạn không ngủ đủ, cơ thể của bạn không đáp ứng
Khi bạn không ngủ đủ, cơ thể của bạn không đáp ứng

Mất ngủ gây bệnh ung thư

Theo các nhà khoa học, những người thường xuyên làm việc đêm, thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao, nhất là ở độ tuổi 30 đến 50 tuổi. Ở phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những người thường xuyên làm đêm ít nhất 6 tháng cao hơn người bình thường.

Còn đối với nam giới, thường xuyên mất ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Gây đột quỵ

Một trong các biến chứng nguy hiểm của mất ngủ là đột quỵ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nhóm tuổi từ 18 đến 35 nếu mất ngủ, làm việc quá sức về đêm thường xuyên sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần bình thường.

Đặc biệt ở những người đã bị sẵn bệnh tiểu đường mà còn mất ngủ thường xuyên thì khả năng đột quỵ càng tăng cao hơn.

Một trong các biến chứng nguy hiểm của là đột quỵ
Một trong các biến chứng nguy hiểm của là đột quỵ

Mất ngủ gây sạm da, lão hóa sớm

Không chỉ ảnh hưởng đến các bệnh bên trong, mất ngủ còn tàn phá nghiêm trọng sắc đẹp của bạn. Ban đêm là lúc các tế bào da tự tái tạo, hồi phục sau một ngày chịu nắng gió, bụi bẩn của môi trường. Tình trạng không ngủ được kéo dài xảy ra, khiến da bạn không có thời gian phục hồi dẫn đến sạm da, lão hóa sớm, mụn nhọt,…

Ngoài những biến chứng trên, Tình trạng không ngủ được kéo dài cũng liên quan đến nhận thức đau tăng lên, mức độ mệt mỏi cao hơn, giảm khả năng học tập và trí nhớ, phản ứng viêm và miễn dịch bị suy giảm.

Tóm lại những tác hại do mất ngủ gây nên thật sự nghiêm trọng. Do vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu mất ngủ nào, bạn cũng nên tìm gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị sớm nhé!

Chữa mất ngủ như thế nào?

Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện chứng mất ngủ cũng có thể rất hữu ích. Việc thay đổi lối sống, thay thế các vật dụng liên quan đến giấc ngủ, thói quen sử dụng thực phẩm, chất bổ sung, thảo dược… có thể giúp trị mất ngủ hiệu quả.

có một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cũng có thể rất hữu ích
có một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cũng có thể rất hữu ích
  1. Uống sữa ấm

Nếu bị mất ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa hạnh nhân là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp não tạo ra melatonin (một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ). Ngoài ra, uống sữa ấm còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thư giãn nên dễ ngủ hơn.

  1. Ăn đồ ăn nhẹ có tính chất gây buồn ngủ

Theo Shelby Harris, tiến sĩ tâm lý, giám đốc chương trình y tế giấc ngủ hành vi tại Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y khoa Montefiore, Bronx, New York, Mỹ: Các loại thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp giữa protein và carbohydrate. Bạn nên ăn 1/2 quả chuối với 1 thìa súp bơ đậu phộng hoặc bánh quy lúa mạch với phô mai trước khi đi ngủ 30 phút.

  1. Trà tâm sen

Tâm sen (tên dùng trong Đông y là liên tâm), được sử dụng từ lâu như một loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giúp ngủ ngon. Tâm sen có chứa alkaloid, flavonoid cùng các axit amin. Alkaloid trong tâm sen có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể nếu dùng quá liều.

Bạn nên chọn tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không bị nấm mốc nhằm tránh nhiễm độc khi uống. Nên sao vàng tâm sen trước khi sử dụng để giảm tính hàn của loại thảo mộc này. Khi mới dùng chỉ nên pha loãng, sau mới tăng dần liều lượng đến khi có giấc ngủ ngon để cơ thể thích ứng dần. Lưu ý là bạn không nên sử dụng trà tâm sen quá thường xuyên và kéo dài trên 1 tháng.

Không nên ăn quá no trước khi ngủ
Không nên ăn quá no trước khi ngủ

Ngoài ra, việc ăn các món chè hạt sen như: chè hạt sen củ năng, chèn hạt sen long nhãn… cũng giúp ngủ ngon hơn.

  1. Rễ cây nữ lang (Valerian)

Từ thời cổ đại, rễ cây nữ lang đã được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Rễ của loại thảo dược này giúp an thần, chống mất ngủ nhưng phải sử dụng vài tuần mới đem lại kết quả. Các dạng bào chế của loại thảo dược này là trà, thuốc ngâm rượu, thuốc viên. Hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

  1. Hoa cúc La Mã (Chamomile)

Cúc La Mã là một loại thảo mộc lâu đời nổi tiếng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Trà hay tinh dầu hoa cúc La Mã thường được sử dụng để khắc phục chứng mất ngủ nhờ tính chất giúp thư giãn, an thần.

Lưu ý là bạn không nên sử dụng cúc La Mã nếu từng dị ứng với hoa hướng dương, nấm mốc, hoa cúc.

sử dụng thuốc an thần tây Y có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn
sử dụng thuốc an thần tây Y có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn
  1. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh và có thể hữu ích với một số người bị mất ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu hoa oải hương hay thử tắm nước ấm có bổ sung loại tinh dầu này trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu cam hương Bergamot… để có giấc ngủ ngon hơn.

  1. Yoga và thiền định

Sự gia tăng hoạt động cơ bắp và trí não phải suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc thực hiện các kỹ thuật này nhằm làm cho cơ bắp và tâm trạng thư giãn là phương pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Ai cũng có thể học kỹ thuật này nhưng thường phải mất đến vài tuần mới có thể thực hành thuần thục. Một số nghiên cứu cho rằng việc tập yoga hay thực hành thiền định thường xuyên giúp tăng nồng độ melatonin trong máu, nên thúc đẩy một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp điều trị chứng mất ngủ. Đôi khi, các bác sĩ Đông y sẽ kết hợp thảo dược với châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị.

y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ
y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ
Lưu ý:

Việc điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây như các loại thuốc an thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn và hoàn toàn không cần lo lắng về tác dụng phụ với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên chữa mất ngủ dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.

Tiêu biểu là dòng sản phẩm nổi tiếng trong nước như của học viện quân y

An giấc học viện quân y.

An giấc Học Viện Quân Y là sản phẩm của Học Viện Quân Y được nghiên cứu và sản xuất chịu trách nhiệm. Với thành phần chủ yếu từ cao lạc tiên, cao bình vôi, cao đinh lăng, và một số dược liệu khác tạo nên Viên nang mềm An giấc ngủ ngon giúp an thần, hổ trợ cải thiện tình trạng hồi hộp, lo âu mất ngủ, kích thước viên uống nhỏ, dể dàng hòa tan và phát huy tác dụng với cơ thể.


Mua ngay

Sanfo Sleeping

Đây là thương hiệu dược phẩm của Mỹ hiện tại có đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Sanfo Sleeping là sản phẩm dành cho những người thường xuyên mất ngủ với nhiều nguyên nhân khác. hay cho người già, khó ngủ. giúp hỗ trợ cho giấc ngủ ngon và sâu hơn. Hỗ trợ an thần. Hỗ trợ giảm các triệu chứng căng thẳng, thần kinh, huyết áp giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.


Mua ngay

Quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *