Lupus ban đỏ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, cơ thể tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào các mô của các cơ quan. Tùy theo cơ quan bị ảnh hưởng mà biểu hiện bệnh thay đổi khác nhau. Thể bệnh nhẹ, bệnh chỉ biểu hiện ngoài da. Thể bệnh nặng, nhiều cơ quan bị ảnh hưởng cùng một lúc như não, thận, tim, khớp, mạch máu…

Định nghĩa bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Lupus ban đỏ còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt lại khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).

Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.

Những ai thường mắc phải bệnh lupus ban đỏ?

Cứ 2000 người thì có 1 người bị lupus ban đỏ. Trong đó số bệnh nhân nữ bị nhiều gấp 5 lần so với số bệnh nhân nam, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng sẽ nặng thêm. Bệnh nhân lupus ban đỏ phần lớn là từ 15 đến 40 tuổi. Người Mỹ gốc Phi và người Châu Á và người có tổ tiên gốc Tây Ban Nha mắc bệnh nhiều hơn người da trắng.

Triệu chứng lupus ban đỏ

Triệu chứng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có các triệu chứng giống và dễ bị nhầm với các bệnh khác (được gọi là “nhóm bệnh bắt chước”). Bệnh này là một ví dụ điển hình trong chẩn đoán phân biệt, bởi vì các triệu chứng của nó rất khác nhau và xuất hiện không lường trước được. Vì thế bệnh rất khó chẩn đoán, nhiều người phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống mà không rõ nguyên nhân và không được điều trị đúng trong nhiều năm.

Những triệu chứng ban đầu và kéo dài phổ biến bao gồm sốt, khó ở, đau khớp, mỏi cơ, mệt mỏi, và mất khả năng nhận thức tạm thời. Bởi vì các triệu chứng này cũng thường thấy ở những bệnh khác, chúng không phải là những tiêu chí chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, khi xảy ra cùng với những triệu chứng khác (xem sau đây), chúng có thể được coi là những gợi ý cho bác sĩ nghĩ đến bệnh này.

1. Biểu hiện về da liễu

Khoảng 30% bệnh nhân có các triệu chứng về da liễu (và 65% có các triệu chứng đó trong một thời điểm nào đó), với khoảng 30% từ 50% bị triệu chứng điển hình của bệnh là phát ban má (hay phát ban hình bướm). Một số có thể bị vảy nến màu đỏ và dày trên da (gọi là lupus dạng đĩa). Rụng tóc; loét miệng, mũi và âm đạo; và các thương tổn trên da cũng là những dấu hiệu có thể xuất hiện.

2. Biểu hiện về cơ xương

Triệu chứng được khám nhiều nhất là đau khớp, những khớp nhỏ ở tay và cổ tay thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ. Tổ chức về Bệnh Lupus ở Hoa Kỳ ước lượng có khoảng 90% bệnh nhân bị đau khớp hoặc cơ trong một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển bệnh. Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong lupus ít gây tàn tật và thường không gây hủy hoại trầm trọng cho khớp

3. Biểu hiện về huyết học

Thiếu máu và thiếu sắt có thể xảy ra ở 50% các ca bệnh. Số lượng tiểu cầu và bạch cầu thấp có thể do bệnh gây ra hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị gây ra.

4. Biểu hiện về tim

Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có thể bị viêm các phần khác nhau ở tim, ví dụ như viêm màng ngoài tim (còn gọi là viêm ngoại tâm mạc), viêm cơ tim, và viêm màng trong tim (còn gọi là viêm nội tâm mạc). Viêm màng trong tim ở bệnh này thuộc dạng không viêm nhiễm điển hình (viêm màng trong tim Libman-Sacks) và có thể ở van hai lá hoặc van ba lá. Xơvữa động mạch cũng biểu hiện nhiều hơn và tiến triển nhanh hơn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

5. Biểu hiện về phổi

Viêm phổi và màng phổi có thể gây ra bệnh viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi lupus, bệnh xơcứng khe phổi mãn tính (chronic diffuse interstitial lung disease), tăng huyết áp phổi, nghẽn mạch phổi, xuất huyết phổi, và hội chứng co phổi (shrinking lung syndrome).

6. Biểu hiện về thận

Huyết niệu (có máu trong nước tiểu) hoặc protein niệu (có protein trong nước tiểu) là dấu hiệu về thận duy nhất. Việc hủy hoại thận cấp tính hoặc mãn tính có thể phát triển viêm thận lupus, dẫn tới suy thận cấp tính hoặc giai đoạn cuối. Nếu chẩn đoán ra và điều trị sớm lupus ban đỏ hệ thống thì suy thận giai đoạn cuối chỉ xảy ra ở ít hơn 5% các ca bệnh.

Dấu hiệu xác nhận về mô học của bệnh lupus ban đỏ là viêm cầu thận màng với hình ảnh bất thường có dạng “vòng dây”. HÌnh ảnh đó là do ứ đọng các phức hợp miễn dịch dọc theo lớp màng nền cầu thận (glomerular basement membrane), tạo ra hình ảnh hạt điển hình khi xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

7. Biểu hiện về thần kinh-tâm thần

Biểu hiện thần kinh – tâm thần mà bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mắc phải nhiều nhất là đau đầu, mặc dù vậy, người ta còn đang tranh cãi việc có loại đau đầu lupus đặc hiệu riêng không. Các biểu hiện thần kinh – tâm thần phổ biến khác là sa sút trí tuệ, rối loạn tính khí, các bệnh về mạch máu não, động kinh, bệnh đa dây thần kinh, rối loạn lo âu, và loạn tâm thần (psychosis).

8. Biểu hiện hệ thống

Mệt mỏi ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nhiều nguyên nhân và liên quan không chỉ đến những diễn biến hay biến chứng bệnh như thiếu máu hay suy giáp mà còn do đau; trầm cảm; ngủ không ngon; thiếu cân đối thể chất và ít nhận được sự hỗ trợ xã hội.

Nguyên nhân lupus ban đỏ

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống hiện chưa rõ. Có nhiều yếu tô” như di truyền, nội tiết, yếu tô” môi trường, miễn dịch được coi là yếu tô” khởi phát, rồi duy trì tình trạng bệnh. Một số thuốíc cũng gây ra các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh.

Do tỷ lệ nữ chiếm ưu thế trong bệnh này, nên yếu tô” hormon steroid giới tính có thể đóng vai trò chính trong biểu hiện bệnh. Các gen đóng một vai trò nào đó. Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, người ta đã nhận thấy có sự phù hợp ở khoảng 30% các cặp sinh đôi cùng trứng, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng hoặc anh chị em ruột chỉ có 5% phù hợp. Điều này được giải thích bởi ảnh hưởng của các yếu tô” môi trường đối với các gen có trưốc.

Một số kháng nguyên phù hợp tổ chức như HLA B8, DR2, DR3 kết hợp là nguy cơ lớn trong khởi phát bệnh. Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân lupus không có alen đôi với protein của bổ thể C4. Mặc dầu điều này không biểu hiện trong hàm lượng C4 huyết thanh thấp, song nó chứng tỏ khả năng đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân. Tương tự, các allen khác nhau trên các thụ thể bề mặt tế bào của thành phần Fc của IgG có tương quan với các bộ phận tiếp nhận của các cơ quan tổn thương trong bệnh lupus ban đỏ hệ thông.

Cơ chế bệnh sinh bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Cơ chế bệnh sinh chính của bệnh là cơ chế miễn dịch.

Theo phân loại của Gell và Coombs, có hai nhóm phản ứng chính là nguyên nhân của các tổn thương trong bệnh lupus: phản ứng typ II hoặc độc tế bào, phụ thuộc vào bổ thể (các kháng thể, đa sô” là tự kháng thể kháng lại hồng cầu, kháng bạch cầu, kháng tiểu cầu, kháng tế bào nội mạch, có vai trò trong giảm tế bào tự miễn hoặc viêm mạch); phản ứng typ III hoặc phức hợp miễn dịch có vai trò trong viêm cầu thận, các lắng đọng ở da gây tổn thương tổ chức thượng bì da, tổn thương mạch máu nội tạng.

Đa số các phức hợp miễn dịch là các tự kháng thể kháng lại các tự kháng nguyên: DNA—anti DNA; Sm—Anti Sm; kháng nguyên màng tế bào lympho-tự kháng thể kháng lại màng tế bào lympho; IgG—anti IgG (yếu tố dạng thấp).

Các phản ứng nhóm IV hoặc độc tê bào qua trung gian tế bào chỉ đóng vai trò phụ, song cũng chưa rõ ràng. Tương tự, bệnh lupus xuất hiện đồng thòi tương tự bệnh tự miễn, đồng thòi tương tự bệnh phức hợp miễn dịch.

Hiện tượng tự điều hoà miễn dịch của nó có thể bị thay đổi sâu sắc: đó là hiện tượng biến đôi miễn dịch qua trung gian tê bào và tăng chức năng miễn dịch ở người.

Tác hại lupus ban đỏ

Khoảng 3/4 số bệnh nhân thấy nổi các ban đỏ bất thường trên da, trong đó hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt, một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi).

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác nên khó phát hiện, phải thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để xác định bệnh.

Lupus ban đỏ có thể gây nên những tổn thương nội tạng như ở tim (tràn dịch màng tim, viêm cơ tim), ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi), ở thận (viêm cầu thận), ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tâm thần), ở hệ tạo máu (thiếu máu, xuất huyết), thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh ở khoảng 50-85% số bệnh nhân và là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn, song có thể kiểm soát được bệnh nếu điều trị đúng cách. Trong đợt cấp của bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, đồng thời vẫn cần có một chế độ vận động hợp lý nhằm tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống gồm có:

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Nimesulide,… Các thuốc này có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp, tuy nhiên lại có tác dụng phụ là dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng nên phải uống khi ăn no.

Thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn, song cũng có nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc trên. Thuốc chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đã có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ của thuốc thường gặp đó là: gây viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng đường máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,… Vì vậy, thuốc được chỉ định uống một lần sau bữa sáng.

Thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Azathioprine (Imuran), Cyclosporine (Sandimmun),… có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần.
Thuốc trị tăng huyết áp chỉ nên sử dụng nếu thay đổi lối sống không đem lại hiệu quả

Điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý:

Cần có một cuộc sống lành mạnh, tránh bị sang chấn tâm lý, năng vận động.

Cần tránh tối đa tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, bởi nó thường làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh.

Tuyệt đối không được dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid, bởi việc làm này cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của bệnh.

Như vậy, bệnh lupus ban đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, song nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị có thể kiểm soát được bệnh. Đồng thời bệnh nhân cần có một lối sống lành mạnh, tránh các tác nhân từ môi trường để tránh bệnh tiến triển nặng hay dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt không được tự ý ngừng thuốc đột ngột khi không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Việc điều trị bệnh lupus ban đỏ bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh lupus ban đỏ đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.

Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.

Bộ đôi sản phẩm Kim miễn khang và Explaq 

Kim miễn khang giúp nâng cao và cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể, chống viêm nhiễm, giải độc và cung cấp năng lượng cho tế bào và điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ rất hiệu quả.

Kem Explaq là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh tự miễn ngoài da hiệu quả như: lupus ban đỏ, Bệnh vảy nến, á sừng, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng,…

Mua ngay

Và Explaq

Mua ngay

Quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *