Khuynh diệp là thảo dược gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?

Cây khuynh diệp hay bạch đàn là một trong các loại thực vật có hình dáng đặc biệt và nồi bật nhất. Trước hết bộ lá của nó luôn luôn, trong mọi trường hợp, đều chúc đầu xuống đất (khuynh: nghiêng,dổ,chúc xuống – diệp: lá).

Mô tả khuynh diệp:

Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén

Dược liêu khuynh diệp:

Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 – 5 cm, dài 8 – 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti.

Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.

Cây khuynh diệp hay bạch đàn
Cây khuynh diệp hay bạch đàn

Phân bố khuynh diệp:

Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
Bộ phận dùng: Lá, ngọn mang lá.

Thành phần hoá học khuynh diệp:

Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính:

Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti
Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 – 85%.

Lá có tinh dầu: 1,3 – 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 – 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%.
Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 – 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30-50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol.
Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae
Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70%

Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 – 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%).

Nhóm giàu piperiton:
Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%.

Công dụng khuynh diệp:

Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, ho, hen v.v…
Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất
Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai – mũi – họng – bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).

được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu
được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu

Ghi chú:

Bạch đàn còn được gọi là Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Nước ta đã di thực được một số loài Bạch đàn lấy tinh dầu có giá trị như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.).
Theo Dược điển Trung Quốc (1997) tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây Eucalyptus globulus , họ Sim (Myrtaceae), cây Long não – Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Long não (Lauraceae) và một số cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên.
Không nhầm Bạch đàn với cây Ðàn hương (Santalum album ), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc.

Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng phổ biến của tinh dầu bạch đàn:

1. Điều trị các bệnh đường hô hấp

Tinh dầu bạch đàn được liệt kê vào hàng những loại tinh dầu tốt nhất cho việc chăm sóc đường hô hấp. Nó giúp cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD ), hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh thông thường, ho và cảm cúm.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế giúp cải thiện triệu chứng bệnh hô hấp của tinh dầu khuynh diệp là nhờ khả năng chống viêm, chống oxy và làm thông thoáng đường hô hấp. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng, cineole (thành phần chính của tinh dầu bạch đàn) có tác dụng làm giảm quá trình viêm của bệnh viêm phế quản mạn tính và giảm tiết dịch nhày đường hô hấp

2. Hỗ trợ điều trị dị ứng theo mùa

Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên BMC Immunology cho thấy tinh dầu khuynh diệp không những có các đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm mà còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Điều này có thể giúp thay đổi đáp ứng miễn dịch xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng

Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dị ứng theo mùa như: ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi hãy thử sử dụng tinh dầu khuynh diệp xem sao!

3. Chống nhiễm trùng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu khuynh diệp có khả năng chống lại sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus và cả nấm. Cụ thể nó có thể ngăn ngừa những loại sau:

Ức chế sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus
Chống lại virus herpes simplex, một nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng bao gồm herpes sinh dục
Ngăn ngừa nấm candida, một nguyên nhân dẫn đến nấm móng chân
Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, nấm và virus của tinh dầu bạch đàn? Hãy tham khảo một nghiên cứu chứng minh điều này tại đây.

4. Giảm đau, giảm viêm

Một trong số những lợi ích tốt của tinh dầu khuynh diệp đó chính là khả năng chống viêm, giảm đau và giảm sưng tấy. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn tại chỗ để giảm đau cơ, đau khớp và sưng tấy rất hiệu quả.

Thậm chí một nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân sau phẫu thuật khớp gối còn chứng minh rằng: Không chỉ sử dụng tại chỗ mới giúp giảm đau mà kể cả khi bạn hít, tinh dầu bạch đàn cũng giúp bạn thư giãn và cảm thấy bớt đau hơn

5. Chăm sóc vết thương trên da

Nhờ khả năng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nên tinh dầu khuynh diệp là một sản phẩm thiên nhiên tốt cho các tình trạng kích ứng da như: vết thương, vết cắt, vết bỏng, vết loét và thậm chí vết côn trùng cắn.
Một nghiên cứu công bố năm 2017 đã chứng minh: Tinh dầu bạch đàn có hiệu quả chống lại mụn nước, vết cắt, vết loét lạnh, côn trùng cắn, bệnh zona, vết thương, áp xe và viêm da do vi khuẩn. Nhờ tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, làm cho nó trở thành một công cụ rất mạnh mẽ chống lại một loạt các tình trạng xấu trên da. Đây là lý do tại sao trong y học truyền thống tinh dầu bạch đàn được sử dụng như một loại thuốc điều trị các bệnh ngoài da.

6. Tốt cho tinh thần

Tinh dầu khuynh diệp có khả năng giúp thư giãn, giảm đau, làm thông thoáng đường hô hấp. Đặc biệt nhờ khả năng làm thông thoáng đường hô hấp, giảm tắc nghẽn do đờm và dịch nhày nên nó giúp tăng cường lượng oxy lên não giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tràn đầy năng lượng.

7. Xua đuổi chuột

Bạn đang gặp phải vấn đề với những con chuột: Chúng tấn công nhà bạn, thức ăn của bạn và cướp đi sự bình yên mỗi đêm của bạn?
Hãy thử sử dụng tinh dầu khuynh diệp để xua đuổi chúng vì một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí The Scientific World Journal cho thấy rằng tinh dầu bạch đàn có thể được sử dụng để xua đuổi chuột.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *