Huyết áp cao có nguyên nhân triệu chứng và sự nguy hiểm thế nào?

Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng, người bệnh được chẩn đoán tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Việc không biểu hiện triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng đã âm thầm diễn ra mà mọi người vẫn còn chưa hay biết gì.

Chẩn đoán tăng huyết áp không khó nhưng vì chúng ta chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nên tỷ lệ bệnh bị bỏ sót chẩn đoán trong cộng đồng khá cao.

Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”
Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Một số loại tăng huyết áp chính bao gồm:

tăng huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là tăng huyết áp tự phát;
Tăng huyết áp thứ phát;
Cao tăng huyết áp tâm thu;
Tiền sản giật, hay được gọi là tăng huyết áp thai kỳ.

Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?

Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động).
Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:
Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
Huyết áp cao cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị tăng huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu.

Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định
Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định

Bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.

Tại sao bạn nên quan tâm về tăng huyết áp?

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, huyết áp cao là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong.

Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp cao là gì?

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao huyết áp cao được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra.
Bạn có thể mắc bệnh tăng huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.

Bạn có thể mắc bệnh tăng huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào
Bạn có thể mắc bệnh tăng huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào

Khi thấy những dấu hiệu nào thì cần phải đi khám ngay?

Ở một số người, tăng huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị tăng huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.

Những biến chứng có thể xảy ra của tăng huyết áp là gì?

Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của huyết áp cao bao gồm:
Suy tim. Suy tim là một tình trạng mà trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn;

Phình bóc tách động mạch. Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn. Khi bị phình bóc tách động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng;

Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;
Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.

Các biến chứng của huyết áp cao
Các biến chứng của huyết áp cao

Nguyên nhân gây ra huyết áp cao là gì?

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.
Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra tăng huyết áp, được gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra tăng huyết áp. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.
tăng huyết áp gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
Trẻ em dưới 10 tuổi mắc tăng huyết áp thường là tăng huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh tăng huyết áp.

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân

Những trường hợp có nguy cơ mắc huyết áp cao tăng nặng?

Bạn có nguy cơ tăng huyết áp nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:
Tuổi: người lớn tuổi có nguy cơ huyết áp cao.
Giới tính: phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc tăng huyết áp hơn, và đàn ông dưới 45 tuổi có nhiều khả năng mắc tăng huyết áp hơn so với phụ nữ.
Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị tăng huyết áp.
Tiền sử gia đình: nếu các thành viên trong gia đình của bạn (cha mẹ hoặc anh chị) mắc bệnh tăng huyết áp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đối với người lớn tuổi, những yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp bao gồm:
Thừa cân;
Không tập thể dục thường xuyên;
Chế độ ăn uống không lành mạnh;
Tiêu thụ quá nhiều muối;
Uống rượu;
Hút thuốc lá;
Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ;
Căng thẳng.

Tác hại của huyết áp cao gây ra những bệnh gì?

Tác hại của tăng huyết áp dẫn đến bệnh tim, tai biến mạch máu não, bệnh thận… Ở mỗi bộ phận khác nhau, huyết áp cao gây ra những thương tổn khác nhau.

huyết áp cao gây ra những thương tổn khác nhau
huyết áp cao gây ra những thương tổn khác nhau

Bệnh tăng huyết áp gây hại đến tim mạch

Ở biến chứng này, bệnh tăng huyết áp gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, phì đại cơ tim và suy tim.

Nhồi máu cơ tim cho tăng huyết áp

Nội mạc bị tổn thương khiến các phân tử cholesterol tỷ trọng thấp đi từ lòng mạch máu vào trong lớp áo của động mạch vành. Từ đó hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, làm mạch hẹp lại.
Khi các mảng xơ vữa động mạch bị nứt hoặc vỡ, cục huyết khối được hình thành làm tắc động mạch vành. Cuối cùng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phì đại cơ tim do huyết áp cao

Huyết áp tăng lâu ngày không thể kiểm soát khiến cơ tim dày lên làm tim bơm máu đi nuôi các bộ phận khác khó hơn. Phì đại cơ tim ảnh hưởng đến hệ thống điện dẫn của tim, gây loạn nhịp tim. Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do nhịp nhanh thất hoặc rung thất.

Huyết áp lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim

Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có đến 90% số trường hợp suy tim có tiền sử tăng huyết áp. Suy tim là tình trạng tim không đáp ứng được hoạt động của cơ thể. Huyết áp cao làm tim bơm máu đi khắp cơ thể rất khó khăn.
Cơ tim phải làm việc nhiều hơn để thắng sức cản trong lòng mạch. Lâu dần, cơ tim sẽ dày lên và làm thay đổi cấu trúc tim. Những thay đổi này gây dày thất trái, hở van 2 lá. Từ đó dẫn đến cholesterol tích tụ tại động mạch vành gây rối loạn chức năng và hệ thống dẫn truyền của tim.

90% số trường hợp suy tim có tiền sử tăng huyết áp
90% số trường hợp suy tim có tiền sử tăng huyết áp

Huyết áp cao gây tác hại ở não bộ

Tác hại ở não bộ do bệnh tăng huyết áp gây ra là tai biến mạch máu não. Trong tai biến mạch máu não gồm có xuất huyết não, nhũn não và thiếu máu não.

Xuất huyết não do huyết áp tăng

Khi huyết áp đột ngột cao, các ống dẫn máu bị co hẹp, máu không được lưu thông (khó lưu thông). Điều này khiến các mạch máu não không chịu được áp lực nên bị vỡ, gây tràn máu xuất huyết máu não).
Tùy vào mức độ nặng nhẹ (xuất huyết nhiều hay ít), người bệnh huyết áp cao bị xuất huyết não có thể bị liệt nửa người, liệt toàn thân, thậm chí là tử vong.

Tăng huyết áp dẫn đến nhũn não

Tình trạng nhũn não xảy ra ở bệnh nhân huyết áp cao do các mạch máu não bị bó hẹp, các màng xơ vữa bị nứt sẽ hình thành các cục máu đông làm tắc mạch máu não. Điều này khiến một vùng não bị chết, hiện tượng này gọi là nhũn não.

Thiếu máu não do tăng huyết áp

Khi các mạch máu não bị hẹp, việc dẫn truyền máu đi nuôi cơ thể bị kìm hãm. Máu không được bơm lên não sẽ khiến bạn thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu. Đó là hiện tượng thiếu máu não. Biến chứng này có thể khiến bệnh nhân chết lâm sàng hoặc bất tỉnh lâu ngày.

việc dẫn truyền máu đi nuôi cơ thể bị kìm hãm
việc dẫn truyền máu đi nuôi cơ thể bị kìm hãm

Bệnh huyết áp tăng gây hại đến thận như thế nào?

Các màng lọc của tế bào thận bị hư hỏng khiến bệnh nhân đi tiểu ra protein (bình thường không có). Lâu dần dẫn đến suy thận. tăng huyết áp làm thận tiết nhiều Renin (enzem kiểm soát hấp thụ muối) đẩy huyết áp cao hơn.

Biến chứng huyết áp cao ở mắt

Huyết áp cao làm hỏng các mạch máu võng mạc. Khi thành động mạch dày lên và cứng sẽ làm hẹp lòng mạch lại. Huyết áp tăng cao còn làm xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, phù đĩa thị giác. Nặng nề hơn cả có thể dẫn đến mù lòa.

Huyết áp cao tác động gì đến các mạch ngoại vi

Khi huyết áp không ở mức ổn định (cao hơn bình thường) sẽ làm động mạch chủ phình to. Có thể gây vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong.
Huyết áp cao có thể khiến việc đi lại khó khăn do các mạch ở chân,đùi bị bó hẹp, không truyền được máu đến các chi. Bạn có thể bị liệt nửa người dưới.

làm động mạch chủ phình to
làm động mạch chủ phình to

Điều trị bệnh Huyết áp cao

Làm thế nào để chẩn đoán huyết áp cao?

Bác sĩ của bạn sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng máy đo huyết áp bao gồm một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử) và băng quấn đo huyết áp.
Để chuẩn bị cho kiểm tra huyết áp, bạn nên:
Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những việc này có thể gây ra tăng huyết áp trong ngắn hạn.
Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Bàng quang đầy nước có thể thay đổi huyết áp của bạn.
Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra. Sự di chuyển có thể gây tăng huyết áp trong ngắn hạn.
Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị huyết áp cao. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị tăng huyết áp.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp
Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp

Những xét nghiệm y tế khác có thể giúp chẩn đoán tăng huyết áp là gì?

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
Xét nghiệm nước tiểu;
Điện tâm đồ (ECG);
Chụp X-quang ngực;
Chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
Các xét nghiệm này để loại trừ bất kỳ nguyên nhân khác có thể có của bệnh huyết áp cao. Nếu không có nguyên nhân khác, bạn sẽ được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nguyên phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng huyết áp?

Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.

Thay đổi lối sống

Điều trị huyết áp cao bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh tăng huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.

thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn
thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn

Khi huyết áp của bạn đạt mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Đạt mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.

Thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh tăng huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm:
Thuốc lợi tiểu;
Thuốc ức chế Beta;
Thuốc ức chế hấp thụ canxi;
Các chất ức chế men chuyển ACE;
Thuốc giãn mạch.
Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Điều trị trong trường hợp khẩn cấp

Đối với người bị huyết áp cao cấp cứu , người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.

bệnh có thể gây tử vong
bệnh có thể gây tử vong

Chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh tăng huyết áp

Làm thế nào bạn có thể hạn chế diễn tiến của huyết áp cao?
Bạn cần phải kiên trì với quá trình điều trị. Việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp và giúp bạn sống và hoạt động tốt hơn. Nếu bạn có tiền sử bệnh gia đình mắc tăng huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc giảm thiểu nguy cơ bệnh cho bạn.

Kiểm soát mức huyết áp:

Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối;
Tập thể dục thường xuyên;
Cố gắng duy trì một cân nặng lí tưởng;
Bỏ hút thuốc;
Uống thuốc điều trị bệnh huyết áp cao theo hướng dẫn của bác sĩ;
Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên ở nhà với một thiết bị theo dõi.

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đối với những người trong gia đình có người thân bị tăng huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp.

Các diễn biến

Huyết áp cao nguyên phát – chiếm hơn 90% nguyên nhân gây tăng huyết áp – là bệnh phải điều trị suốt đời, ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đều đặn.

thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh
thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh

Bạn đừng quên rằng chính vì có thuốc nên huyết áp mới được kiểm soát. Bỏ thuốc rất nguy hiểm vì có thể làm tăng huyết áp đột ngột dẫn đến trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim và có thể gây ra đột tử. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn và gia đình phòng chống bệnh tăng huyết áp và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Chú ý:

Việc điều trị huyết áp cao bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị tăng huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng nhập khẩu hoặc do các đơn vị uy tín sản xuất. 

S-wellmind nhập khẩu USA

Sản phẩm S-wellmind thích hợp dùng cho người thường xuyên học tập, lao động trí não căng thẳng, người bị thiểu năng tuần hoàn não như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, suy nhược thần kinh, tai biến mạch máu não, đột quỵ não..


Mua ngay

Và sản phẩm trong nước.

Nattospes

Nattokinase được dùng như một chế độ bổ sung dinh dưỡng giúp duy trì và tăng cường khả năng phân hủy Fibrin bình thường của cơ thể nhằm:Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý có liên quan tới cục máu đông như: Viêm động – tĩnh mạch, bệnh tim thiếu máu, đau thắt ngực, suy giảm trí nhớ ở người già, đột quỵ …


Mua ngay

Kết hợp sử dụng với:

Kinh Vương Não Bộ

Kinh Vương Não Bộ dành cho những người bị suy giảm chức năng não bộ như:

  • Liệt hoặc yếu vận động, tay chân run
  • Liệt cơ dẫn đến khó nuốt, đại tiểu tiện không tự chủ
  • Méo miệng, nói ngọng nói khó
  • Giảm hoặc mất ý thức
  • Giảm trí nhớ và khả năng tập trung
  • Bị căng thẳng stress
  • Bị đau đầu mất ngủ


Mua ngay

Bovensanfo.

Sanfo là thương hiệu dược phẩm USA có đặt nhà máy tại Việt nam. Bovensanfo hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tan máu đông, lưu thông mạch máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ tắc tĩnh mạch chi dưới có biểu hiện: đau nhức tê bì chân tay, phù nặng chân, tím tái đầu chi.


Mua ngay

Và sản phẩm thương hiệu học viện quân y

Thực phẩm chức năng Kardi Q10.

Thực phẩm chức năng Kardi Q10 Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch , giảm mỡ máu giảm nguy cơ huyết khối , tắc nghẽn mạch vành , xơ vữa động mạch. Giúp lưu thông máu trong các động mạch , tĩnh mạch
Người tăng huyết áp , mỡ máu cao , đái tháo đường
Người nghẽn mạch vành , đau thắt ngực


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *