Hợp hoan bì là thảo dược gì? công dụng và cách dùng như thế nào?

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan, còn được biết đến với nhiều cái tên như: hợp hôn bì, dạ hợp bì, bạch hoan bì, thanh thường bì… Từ lâu, vị thuốc này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chuyên trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng như: mất ngủ, trầm cảm, lo âu, đau nhức cơ bắp, mình mẩy

Tên khác:

Hợp hôn bì (Đường Bản Thảo), Dạ hợp bì (Nhật Hoa Bản Thảo), Thanh thường bì (Đồ Kinh Bản Thảo), Manh cát bì, Ô lại thụ bì (Bản thảo Cương Mục), Nhung hoa chi, Hạt mai điều, Hữu tinh thụ bì, Vinh hoa thụ bì, Mã anh thụ bì, Thi lợi sát thụ bì (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch hoan bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Albizzia julibrissinDarazz.

Họ khoa học: Fabaceae.

Tiếng Trung: 合 歡 皮

Hợp hoan bì là cây gì?

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây to, cao hơn 10m, cành nhỏ không lông, có góc cạnh. Lá mọc đối, lá chét hình lông chim 2 lần, chẵn 7-15 đôi, lá chét mọc đối, dài 5-10mm, mép nguyên, vào đêm thì khép lại. Hoa tự hình đầu, sắp xếp thành xim, sinh ở đầu cành mới. Đài hoa hình ống, cánh hoa dạng loa hèn, đều là màu xanh, nhị đực chiếm đa số, quả loại đậu dẹt, dài 8-15cm.

Địa lý:
Có ở Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Phúc Kiến.

Thu hái, sơ chế:
Thu hái quanh năm phơi khô cạo bỏ vỏ sao dùng.

Mô tả dược liệu:
Vỏ cây hợp hoan khô có hình phiến dạng nửa ống, cắt thành từng đoạn dài chừng 0,3-0,6m, rộng chừng hơn 32mm, bên ngoài biểu hiện màu nâu tro, tán bố các bì khổng có màu đỏ vàng nhạt, hình tròn hoặc đường dài, đồng thời thường có màu trắng tro kèm với những vết sẹo có khối rêu bám vào. Mặt trong biểu hiện màu nâu vàng nhạt, nhẹ trơn láng có những đường vằn nhỏ chất cứng mà dòn, dễ bẻ gãy.

Phần dùng làm thuốc:
Vỏ cây.

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị:

Vị ngọt, tính bình.

Qui kinh:
vào Tỳ, Phế

Công dụng hợp hoan bì:

An thần, trấn tịnh, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu sưng, liền gân cốt.

Chủ trị: Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, phế ung, tổn thương do chấn thương đau nhức do gãy xương, trị sưng đau.

Liều dùng:

Mỗi lần uống 2-12g, sắc hay ngâm Rượu uống, hoặc tán bột làm trong hoàn tể.

Trị phế ung khạc ra đàm trọc, bức rứt khó chịu trong ngực
Dùng Dạ hợp bì một nắm lớn, sắc còn 3 chén còn một nửa, chia làm 2 lần uống (Vi Trụ Độc Hành Phương).

Chấn thương gãy xương

Dùng Hợp hoan bì, Cạo bỏ vỏ thô ở ngoài sao đen 120g, Giới thái tử sao 30g tán bột, mỗi lần uống 6g với Rượu nóng trước khi ngủ, còn bã bỏ vào nơi đau có tác dụngliền xương (Bách Nhất Tuyển Phương).

Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hợp hoan bì, Bá tử nhân, Toan táo nhân (sao) mỗi thứ 9g, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Phế ung

Hợp hoang bì 9g, Bạch liễm 6g. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Gãy xương

Hợp hoan bì 60g, Bạch giới tử 15g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với Rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị tâm thần không yên, u uất mất ngủ

Hợp hoan bì 15g, Sắc uống, hoặc sắc với Bạch thược, Bá tử nhân, Long xỉ, Hổ phách (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị phế ung ho ra mủ máu
Hợp hoan bì 15g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị gãy xương, chấn thương đau nhức
Hợp hoan bì 15g, Giới thái tử 15g. Tất cả tán bột uống với Rượu, lấy bã thuốc đắp bên ngoài nơi đau (Trị Cốt Chiết Phương- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng của Hợp hoan hoa
Cây Hợp hoan còn cho hoa gọi là ‘Hợp hoan hoa’ hay ‘Nhung tuyết hoa’ người ta thường hái đầu mùa hè, phơi trong râm cho khô để dùng. Có vị đắng, tính bình. Có tác dụng an thần giải uất khai vị. Để trị tâm thần không yên, hay quên, mất ngủ) sưng đau họng thanh quản. Sắc uống từ 3-9g.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *