Giảm thính lực có nguyên nhân biểu hiện và chữa thế nào hiệu quả

Giảm thính lực là khi bạn giảm sức nghe một phần hoặc toàn bộ âm thanh bằng một hoặc cả hai tai. Suy giảm thính lực thường xảy ra từ từ theo thời gian. Các tên gọi khác của giảm thính lực là: giảm khả năng nghe, điếc, điếc dẫn truyền.

Giảm thính lực là như thế nào?

Tai có ba phần chính là ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Việc nghe sẽ bắt đầu khi sóng âm truyền vào ống tai ngoài tới màng nhĩ (là một phần da mỏng giữa tai ngoài và tai giữa). Khi sóng âm đụng vào màng nhĩ thì màng nhĩ sẽ rung động.

Giảm thính lực là khi bạn không thể nghe một phần hoặc toàn bộ âm thanh
Giảm thính lực là khi bạn không thể nghe một phần hoặc toàn bộ âm thanh

Ba xương của tai giữa được gọi là chuỗi xương con. Chúng bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Màng nhĩ và chuỗi xương con cùng nhau khuếch đại sự rung động khi sóng âm truyền vào tai trong.

Khi sóng âm chạm tới tai trong, chúng truyền các dịch trong ốc tai. Ốc tai là cấu trúc hình ốc ở tai trong. Trong ốc tai có các tế bào thần kinh và hàng ngàn sợi lông siêu nhỏ gắn liền với chúng.

Những sợi lông này giúp chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu điện sau đó đi đến não. Từ đó, bộ não sẽ phiên mã các tín hiệu điện như là âm thanh. Các sự rung động âm thanh khác nhau tạo ra những phản ứng của sợi lông siêu nhỏ, do đó truyền tín hiệu âm thanh khác nhau lên não.

Tình trạng giảm thính lực xảy ra khi các bộ phận của tai gặp vấn đề.

Ốc tai là cấu trúc hình ốc ở tai trong
Ốc tai là cấu trúc hình ốc ở tai trong

Nguyên nhân gây ra triệu chứng giảm thính lực

Những guyên nhân phổ biến nhất gây ra giảm thính lực đó là: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận (SNHL), và điếc hỗn hợp.

Điếc dẫn truyền.

Điếc dẫn truyền xảy ra khi âm thanh không thể truyền từ tai ngoài tới màng nhĩ và hệ thống xương của tai giữa. Khi xảy ra loại điếc này, bạn có thể thấy khó nghe những âm thanh nhẹ hoặc nhỏ. Điếc dẫn truyền không phải lúc nào cũng kéo dài vĩnh viễn. Can thiệp y khoa có thể điều trị được tình trạng này.

Điều trị có thể bao gồm kháng sinh hoặc can thiệp phẫu thuật, chẳng hạn như cấy ghép ốc tai. Cấy ghép ốc tai là cấy một máy điện nhỏ dưới da của bạn phía sau tai. Nó sẽ chuyển rung động âm thanh thành các tín hiệu điện mà não của bạn có thể phiên giải như là những âm thanh có ý nghĩa.

Điếc dẫn truyền có thể là kết quả của:

Nhiễm trùng tai

Dị ứng

Tai của người thường xuyên bơi lội

Sự tích tụ ráy trong tai

Một vật lạ mà kẹt trong tai, u lành tính hoặc vết sẹo của ống tai do nhiễm trùng tái phát là tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn tới giảm thính lực.

Biến chứng của giảm thính lực

Giảm thính lực được thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và trạng thái tinh thần của chúng ta. Nếu bạn nghe kém, bạn có thể gặp khó khăn để hiểu người khác.

Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, mặc cảm hoặc gây ra chứng trầm cảm. Điều trị giảm thính lực có thể giúp cải thiện cuộc sống đáng kể, khôi phục sự tự tin đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp với người khác.

Điều trị tình trạng giảm sức nghe với bác sĩ

Trong trường hợp giảm sức nghe kéo dài và ngày càng trầm trọng thì bạn nên đi khám bác sĩ

Dấu hiệu nhận biết suy giảm thính lực

biểu hiện giảm thính lực không thể bỏ qua

Tình trạng giảm sức nghe kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc,… của người bệnh. Thậm chí, nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể gây điếc vĩnh viễn. Để tránh nguy cơ này, bạn cần nắm được 5 biểu hiện sớm của giảm sức nghe, cụ thể như sau:

Tai bị ù, có tiếng vo ve trong tai

Ù tai, có tiếng kêu vo ve trong tai thỉnh thoảng xuất hiện hoặc tồn tại suốt ngày đêm là một trong những dấu hiệu sớm nhất của tình trạng giảm sức nghe. Âm thanh này khi mới xuất hiện chỉ có thể cảm nhận vào thời điểm yên tĩnh.

Nhận biết sớm 5 triệu chứng giảm thính lực để ngăn chặn nguy cơ điếc vĩnh viễn.

Ù tai, ve kêu trong tai là biểu hiện của suy giảm thính lực

Nhận biết sớm 5 triệu chứng giảm sức nghe
Nhận biết sớm 5 triệu chứng giảm sức nghe

Mất thăng bằng

Ống tai trong gửi tín hiệu tới não để giữ thăng bằng, chính vì vậy, tổn thương tai có thể khiến não mất kiểm soát sự thăng bằng, khiến bạn bị vấp ngã thường xuyên.

Hay quên

Trí nhớ phần nhiều dựa trên những gì bạn nghe được. Thật khó để có thể nhớ khi ta không nghe thấy. Một nghiên cứu trên JAMA Internal Medicine phát hiện ra rằng, trong số 2.000 người trên 70 tuổi, những đối tượng bị suy giảm thính lực có nguy cơ suy giảm kỹ năng tư duy nhanh hơn trong 6 năm nghiên cứu, so với những người nghe tốt hơn.

Suy giảm thính lực thường dẫn tới sự cô lập xã hội. Ngoài ra, khi thính lực bị suy giảm, não sẽ phải cần thêm năng lượng để xử lý âm thanh, từ đó gây tổn hại cho trí nhớ và tư duy.

Nghe tiếng ồn lớn bị đau nhói tai

Bình thường, tiếng tàu hay tiếng còi ô tô có thể gây ồn ào, khó chịu nhưng những âm thanh này không gây đau. Khi bị suy giảm thính lực, tai bạn ít có khả năng cản những tiếng ồn lớn, kết quả là khiến tai bị đau khi xuất hiện những tiếng động ồn ào xung quanh. Cơn đau khó tả nhưng thường rõ rệt và âm ỉ.

Bạn liên tục hỏi “cái gì”.

Nếu bạn thấy khó nghe ở những nơi có nhiều âm thanh, đừng đổ lỗi cho những cuộc trò chuyện ồn ào hoặc âm thanh kém. Tai hoạt động tốt có thể nhận biết những gì bạn muốn nghe trong phòng ồn ào. Nếu không, đó có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm thính lực.

Nếu đang gặp 2 trong những vấn đề kể trên, bạn nên đến gặp chuyên gia Tai – Mũi – Họng để được đánh giá thính lực và có hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng điếc vĩnh viễn.

Điều trị sớm giảm sức nghe để ngăn chặn biến chứng điếc vĩnh viễn
Điều trị sớm giảm sức nghe để ngăn chặn biến chứng điếc vĩnh viễn

Tác hại của suy giảm thính lực

Gây trầm cảm

Trong những năm gần đây, suy giảm thính lực được các chuyên gia y tế khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ tới chứng trầm cảm. Một nghiên cứu của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, hơn 50% người nghe kém có khả năng bị trầm cảm. Suy giảm sức nghe càng nặng thì mức độ trầm cảm càng nghiêm trọng.

Suy giảm thính lực gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần

Khi bị suy giảm thính lực, nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể khiến người bệnh thất vọng, buồn bã và mắc trầm cảm kéo dài. Các nhà khoa học khẳng định: “Nghiên cứu này bác bỏ những kết luận trước đó rằng, suy giảm thính lực là hoàn toàn bình thường ở người cao tuổi”.

Một nghiên cứu được đăng trong Tạp chí Y học Tai – Mũi – Họng Hoa Kỳ cũng liên kết việc suy giảm thính lực với nguy cơ trầm cảm. Phụ nữ bị nghe kém có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới.

Giảm khả năng nhận thức

Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, suy giảm thính lực làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người bệnh. Những người nghe kém thường có nhận thức kém về không gian, điều này làm tăng nguy cơ bị ngã hay gặp tai nạn.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia về nghe tại Đại học Johns Hopkins ở Mỹ: Người bị mất thính giác không được điều trị có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về suy nghĩ và ghi nhớ hơn người bình thường.

Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên bị mất thính giác đã được kiểm tra nhận thức lặp đi lặp lại hơn 6 năm. Kết quả cho thấy, khả năng nhận thức của người nghe kém giảm khoảng 30 – 40%, nhanh hơn gấp đôi so với những người có thính lực bình thường.

Các nhà nghiên cứu cho biết:Mức độ suy giảm chức năng của não có liên quan trực tiếp đến suy giảm sức nghe. Trung bình, những người lớn tuổi bị mất thính lực không được điều trị sớm sẽ bị suy giảm năng lực nhận thức rõ rệt sớm hơn 2 – 3 năm so với những người có thính lực bình thường.

Luôn sống trong cô độc

Đa số người suy giảm thính lực đều thất vọng về những nỗ lực để nghe và hiểu người khác nói, đặc biệt trong môi trường ồn ào. Kết quả là, họ dần có xu hướng tránh các hoạt động xã hội, mối quan hệ giao tiếp, địa điểm vui chơi giải trí mà họ từng ưa thích. Điều này khiến người bị suy giảm sức nghe luôn sống trong cô độc.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 360 triệu người đang sống cô lập với những người khác vì suy giảm thính lực. Không những vậy, con số này còn có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

bị suy giảm sức nghe luôn sống trong cô độc
bị suy giảm sức nghe luôn sống trong cô độc

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Giảm thính lực thường xảy ra theo thời gian. Ban đầu, bạn không thể nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong khả năng nghe của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ:

  • Giảm thính lực ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn
  • Giảm sức nghe trở nên nặng hơn hoặc không biến mất
  • Giảm sức nghe một bên tai nhiều hơn
  • giảm sức nghe đột ngột
  • Ù tai
  • Giảm sức nghe nặng
  • Bị đau tai kèm với các vấn đề về thính lực
  • Bị đau đầu Yếu

Bạn nên gọi cấp cứu

  • nếu bạn cảm thấy đau đầu, tê hoặc yếu đi cùng với bất kỳ điều nào sau đây:
  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh
  • Cứng cổ
  • Nôn ói
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Kích thích thần kinh

Những triệu chứng này có thể xảy ra bởi các tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, chẳng hạn như viêm màng não.

xảy ra bởi các tình trạng đe dọa tính mạng
xảy ra bởi các tình trạng đe dọa tính mạng

Điếc tiếp nhận (SNHL)

Điếc tiếp nhận xảy ra khi có tổn thương các cấu trúc tai trong hoặc các đường dẫn truyền thần kinh tới não. Loại giảm thính lực này thường là kéo dài vĩnh viễn. Điếc tiếp nhận làm cho các âm thanh rõ ràng, bình thường, hoặc lớn trở nên nhỏ lại hoặc không rõ nữa.

Điếc tiếp nhận có thể là kết quả của:

  • Dị tật bẩm sinh làm thay đổi cấu trúc của tai
  • Lão hóa
  • Làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn
  • Chấn thương đầu hoặc sọ

Bệnh Meniere, một rối loạn của tai trong có thể ảnh hưởng đến thính lực và sự cân bằng.
U thần kinh thính giác, là một khối u không ung thư hóa phát triển tại dây thần kinh nối giữa tai với não được gọi là “dây thần kinh tiền đình ốc tai “.

Nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh của tai và dẫn đến điếc tiếp nhận:
  • Bệnh sởi
  • Viêm màng não
  • Quai bị
  • Sốt tinh hồng nhiệt
  • Thuốc gây độc tai
gây tổn thương các dây thần kinh của tai
gây tổn thương các dây thần kinh của tai

Một số loại thuốc, được gọi là thuốc độc cho tai, cũng có thể gây điếc tiếp nhận. Có trên 200 loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây ra giảm thính lực. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị ung thư, điều trị bệnh tim hoặc nhiễm trùng nặng, hãy trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ đối với khả năng nghe của tai có thể liên quan.

Điếc hỗn hợp

Điếc hỗn hợp cũng có thể xảy ra khi đồng thời có cả điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận

Phương pháp điều trị giảm thính lực

Nếu chứng giảm thính lực do tích tụ ráy trong ống tai hay một vật nào đó mắc trong tai, bạn có thể tự lấy ở nhà. Các thuốc không cần kê toa, bao gồm các chất làm mềm ráy tai, có thể giúp lấy ráy khỏi tai. Sử dụng ống tiêm bơm nước ấm vào ống tai để lấy ráy. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cố gắng loại bỏ bất kỳ vật nào bị mắc kẹt trong tai để tránh vô tình gây tổn thương tai.

chứng giảm sức nghe do tích tụ ráy trong ống tai
chứng giảm sức nghe do tích tụ ráy trong ống tai

Đối với các nguyên nhân khác của giảm sức nghe, bạn cần gặp bác sĩ. Nếu giảm sức nghe là kết quả của nhiễm trùng, bác sĩ có thể cần kê toa kháng sinh. Nếu mất giảm thính lực do các vấn đề về giảm sức nghe dẫn truyền khác, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia để nhận máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.

Phòng ngừa giảm thính lực

Không phải tất cả các trường hợp giảm thính lực đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có một vài cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ thính lực của mình:

  • Sử dụng thiết bị an toàn nếu bạn làm việc ở những khu vực có tiếng ồn lớn và gắn nút bịt tai khi bạn đi bơi và đến các buổi hòa nhạc. Viện quốc gia về Chứng câm điếc và Các rối loạn giao tiếp khác cho biết 15% người từ 20 đến 69 tuổi giảm thính giác do tiếng ồn lớn.
  • Thường xuyên đi kiểm tra thính lực nếu bạn làm việc ở môi trường tiếng ồn lớn, bơi lội hoặc đi xem hòa nhạc thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn và âm nhạc lớn.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhiễm trùng tai. Chúng có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho tai nếu không được điều trị.
có một vài cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ thính lực
có một vài cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ thính lực
Lưu ý:

Việc điều trị bệnh giảm thính lực bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh suy giảm thính lực đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.

Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.

Một số sản phẩm như sau:

Kim Thính:

Kim Thính với các thành phần có nguồn gốc tự nhiên giúp tăng tuần hoàn và tăng khả năng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh

Đưa nhiều các dưỡng chất đi nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng sức khỏe, tăng khả năng thính giác.

Kim Thính còn có tác dụng giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, ù tai, đau tai, giảm thính lực.


Mua ngay

Quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *