Đinh lăng là thảo dược gì? thông tin đầy đủ và tác dụng của rễ và lá

Cây Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi, cao 1,0 – 2,0m; ngoài trồng để làm cây cảnh, Cây Đinh lăng còn là một loài cây dược liệu quý có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho một số món ăn. Đây là loại cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát.

Cây Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi
Cây Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi

Mức độ nổi tiếng của Đinh Lăng

Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, loại cây này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt để chữa các bệnh khác nhau, và được coi là “nhân sâm của người nghèo”, có thể chữa và phục hồi nhiều bệnh lâu năm.

Nước lá tươi vừa dễ uống, đảm bảo giữ nguyên được lượng chất cần thiết, vừa giúp bồi bổ cơ thể không chỉ người bệnh mà cả với người không có bệnh. Dùng  phòng và điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng suy nhược thần kinh hay những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có tác dụng rất tốt.

Những bệnh như đau lưng mỏi gối, đau khớp, thấp khớp của người già nếu kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc với một vài loại thuốc bắc theo đơn của thầy thuốc cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc
kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc

Không chỉ lá cây, thân cây mà rễ hay củ cây đinh lăng cũng có tác dụng hữu ích.

Với các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng dùng lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml chia làm 2 lần uống trong ngày sẽ nhanh chóng hết nổi mẩn. Hoặc khi bạn bị thương ngoài da mà nhà có sẵn cây, có thể nhai hoặc giã nát lá rồi đắp ngay lên vết thương làm dịu đau và nhanh liền.

Ngoài những tác dụng “thần kỳ” trên, người ta còn sử dụng để chữa các bệnh như khó tiểu, liệt dương, ho suyễn, thậm chí là chữa sốt rét, viêm gan mãn tính,

mẩn ngứa do dị ứng dùng lá đinh lăng
mẩn ngứa do dị ứng dùng lá đinh lăng

Thành phần và tác dụng của Đinh Lăng

Lá cây đinh lăng chứa 8 chất saponin oleanolic mới, tên là polysciosides A đến H và 3 saponin được biết đến. Lá được dùng làm thuốc bổ, chống viêm, kháng độc tố, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.

Rễ cây chứa chất saponin giống như sâm, vitamin B1,2,6, vitamin C và 20 acid amin thiết yếu được dùng làm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, đau dây thần kinh và thấp khớp. Một thí nghiệm với loài gặm nhấm, chiết xuất của rễ cây loại Việt Nam có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Phân loại Đinh lăng tại Việt Nam

Chi Đinh lăng là thực vậy có hoa, danh pháp khoa học là Polyscias, thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có khoảng 7-8 loại.

Có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar
Có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar

Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Loại lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là loại nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương. Loại lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.

Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá có thể dùng để chế biến món ăn (nổi bật nhất là món gỏi cá), làm thuốc, làm gối với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rễ cây được ví là nhân sâm của người nghèo, được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Đinh lăng lá to

Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là ráng, tẻ, lá lớn. Loại lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với Loại lá nhỏ.

Đinh lăng đĩa

Cây đĩa có lá khác hẳn với loại lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.

Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.

Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa
Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa

Đinh lăng lá tròn

Cây lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là vỏ hến.

Cây lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.

Đinh lăng lá vằn

Cây lá văn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây này rất hiếm gặp.

Đinh lăng mép lá bạc

Cây mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là viền bạc, trổ. Loại viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng làm cây cảnh bonsai.

Các tác dụng chữa bệnh

Cây đinh lăng cũng như rễ và lá có rất nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như sức khỏe con người chúng ta, dưới đây là những tác dụng chính:

Cây đinh lăng cũng như rễ và lá có rất nhiều tác dụng
Cây đinh lăng cũng như rễ và lá có rất nhiều tác dụng

Chữa lành vết thương ngoài da

Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng, giã nát rồi đắp lên vết thương sau đó lấy băng ý tế cố định lại. Lá có tác dụng cầm máu và giúp nhanh lành vết thương.

Chữa chứng mất ngủ

Có thể ngâm rễ khô hoặc rễ tươi với rượu đều cho tác dụng tương tự. Nếu ngâm rễ khô, sẽ có vị đậm hơn, thơm hơn và ngọt hơn, màu trong hơn.

Nếu ngâm rễ tươi, cần sao vàng kỹ trước khi ngâm để rượu không bị nồng. Trong dân gian cũng lưu truyền rằng, 4 loại rượu ngon phổ biến tại các vùng quê xếp theo thứ tự bao gồm: rượu ba kích, rượu đinh lăng, rượu chuối hột và rượu táo mèo.

Nếu ngâm rễ tươi, cần sao vàng kỹ trước khi ngâm
Nếu ngâm rễ tươi, cần sao vàng kỹ trước khi ngâm

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em

Dùng lá cây đinh lăng phơi khô, sau đó lót vào gối của trẻ hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm (trải dưới lớp chiếu hoặc ga giường). Sau một thời gian áp dụng phương pháp này sẽ cho hiệu quả thấy rõ.

Lợi sữa cho bà bầu

Sử dụng 40gr rễ đinh lăng, 2 lát gừng tươi, sắc cùng 500ml nước cho đến khi cô lại còn 250ml sau đó chia uống 2 lần/ngày. Nên uống khi còn ấm.

Đơn giản hơn, có thể sắc 1 nắm lá cùng 1 lượng nước vừa đủ và chắt lấy nước uống khi còn nóng. Sử dụng uống thay trà để lợi sữa và chữa tắc tia sữa cho bà bầu.

lượng nước vừa đủ và chắt lấy nước uống
lượng nước vừa đủ và chắt lấy nước uống

Chữa các bệnh đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài

Dùng lá của cây đinh lăng sắc lấy nước hàng ngày, có tác dụng điều hòa ổn định đường hỗ trợ các triệu chứng liên quan tới bệnh tiểu đường.

Bài thuốc này cũng có tác dụng phòng chống dị ứng hiệu quả.

Chữa bệnh thận

Với những người mắc bệnh thận, có thể dùng lá đinh lăng ép lấy nước uống hàng ngày hoặc say trong máy xay sinh tố rồi dùng khăn xô vắt lấy nước.

có thể dùng lá đinh lăng ép lấy nước uống
có thể dùng lá đinh lăng ép lấy nước uống

Chữa bệnh đau, sưng khớp

Dùng khoảng 40gr lá tươi, giã nhỏ, đắp trực tiếp lên khu vực bị đau rồi dùng gạc cố định lại. Kiên trì dùng liên tục trong nhiều ngày vết sưng, đau sẽ giảm đi đáng kể.

Bồi bổ cho sản phụ sau sinh hoặc người mới ốm dậy

Sử dụng khoảng 200gr lá nấu canh với cá, thịt sẽ cho tác dụng tương tự nhân sâm.

Cách làm như sau: canh thịt, cá nấu như bình thường, sau khi sôi cho lá đã rửa sạch vào, đun cho vừa chín tới là có thể ăn được.

Nên ăn lúc còn nóng, sẽ có tác dụng đẩy độc tố ra ngoài, giúp cơ thể sáng khoái, nhanh chóng hồi phục.

Chữa thiếu máu

Chuẩn bị bài thuốc gồm: 100gr rễ đinh lăng, 100gr hà thủ ô, 100gr hoàng tinh, 100gr thục địa, 20gr tam thất. Tán các nguyên liệu trên thành bột, trộn đều rồi chia thành liều 100gr, mỗi ngày sắc uống 1 liều.

Chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối, bệnh Gout

Sử dụng khoảng 20 – 30gr thân và cành của cây, sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể thêm rễ cây xấu hổ, cam thảo dây và cúc tần bì để tăng tác dụng của bài thuốc.

 

Chữa phong thấp, tê nhức tay chân

Sử dụng khoảng 20 – 30gr thân, cành đinh lăng, 10gr cúc tần bì, 10gr rễ cây xấu hổ, 10gr lá lốt, 10gr bưởi bung. Sắc các nguyên liệu trên cùng 600ml nước cho đến khi cô lại còn khoảng 300ml, chia uống 3 lần/ngày.

Cây được trồng rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam để làm cảnh, làm gia vị và làm thuốc. Cây tốn không quá nhiều diện tích nên bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà để sử dụng như một vị thuốc quý trong trường hợp cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *