Đau thần kinh tọa nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

Đau thần kinh tọa do các dây thần kinh đoạn cuối tủy sống bị chèn ép gây ra. Đặc trưng của đau thần kinh tọa là đau nhức tại cột sống thắt lưng và lan xuống mặt sau mông đùi, khoeo chân và gót chân. Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác như yếu, tê chân và nếu chèn ép nặng hơn có thể dẫn đến liệt hoặc đi tiêu, đi tiểu không tự chủ.

Định nghĩa

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Đau thần kinh tọa là các cơn đau gây ra khi thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đi từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân.

Đau thần kinh tọa là triệu chứng của các bệnh về dây thần kinh chứ không phải là một bệnh tách biệt và thường cải thiện sau 4 đến 8 tuần điều trị

Đau thần kinh tọa do các dây thần kinh đoạn cuối tủy sống bị chèn ép gây ra
Đau thần kinh tọa do các dây thần kinh đoạn cuối tủy sống bị chèn ép gây ra

Những ai thường dễ mắc phải đau thần kinh tọa?

Bệnh nhân đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thần kinh tọa là gì?

Các triệu chứng của đau thần kinh tọa bao gồm:

Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Thông thường chỉ có một chân (bao gồm cả chân hoặc một phần bàn chân) bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi bạn nằm.

Cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.

Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại
khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại

Khi thấy những triệu chứng nào thì cần phải đi khám ngay?

Bạn cần đi khám nếu bạn thấy có các triệu chứng như:

Vẫn còn đau hoặc nhức mỏi sau khi nghỉ ngơi hay sau khi uống thuốc giảm đau (loại thuốc không cần chỉ định).

Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần hoặc càng lúc càng nặng.

Bạn cần nhập viện ngay nếu bạn:

Bị đau đữ dội và đột ngột hoặc bị tê, mỏi cơ ở thắt lưng, chân;

Bị đau do bạn bị thương nặng như tai nạn giao thông;

Khó kiểm soát đại tiện hay tiểu tiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa là gì?

Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm cấu tạo từ một chất giống như sụn bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.


Các nguyên nhân khác bao gồm: viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa; hiếm hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ; bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.

Chứng hẹp ống sống chèn lên dây thần kinh có thể gây ra đau thần kinh tọa.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa?

Những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa tăng bao gồm:

Lớn tuổi: nhưng bệnh ở cột sống xuất hiện do tuổi cao như thoát vị đĩa đệm và gai cốt sống là những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa.

Béo phì: trọng lượng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên cột sống từ đó góp phần gây ra đau thần kinh tọa.

Tiểu đường: bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kình.

Ngồi lâu hoặc ít vận động: ngồi trong thời gian dài hoặc có ít vận động làm tăng khả năng mắc đau thần kinh tọa hơn.

Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa
Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa

Biến chứng đau thần kinh tọa

Khi bị đau thần kinh tọa, nếu không được chữa trị nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức lao động, lâu dần sẽ bị teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện không tự chủ và có thể gây tàn phế (liệt). Nếu phát hiện và điều trị sớm khi chưa bị biến chứng thì bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.

Tác hại đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, chạy dọc từ phần thắt lưng tới tận các ngón chân. Đau thần kinh tọa là bệnh mà dây thần kinh tọa bị tổn thương dẫn đến đau nhức, tê buốt khó chịu theo đường đi của dây thần kinh này. Tùy theo vị trí rễ thần kinh bị tổn thương mà người bệnh sẽ có những triệu chứng riêng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, đời sống và công việc của người bệnh. Cụ thể:

Ảnh hưởng gót chân

Nếu đau dây thần kinh tọa ở gót chân, bàn chân hay ngón chân thì người bệnh sẽ không thể nhấc được chân lên, bước đi rất khó khăn, cơn đau diễn ra nhiều hơn khi thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống. Nặng nhất là người bệnh mất cảm giác ở chân, không thể kiểm soát được hoạt động của đôi chân nữa.

Di chứng thận và bàng quang

Đau dây thần kinh tọa ở hông và lưng sẽ kèm theo hội chứng chùm đuôi ngựa với những biểu hiện như tiểu không tự chủ, khó đi tiểu, táo bón. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng nề sau này, chẳng hạn nếu bí tiểu thì phải mở bàng quang qua da vô cùng đau đớn và bất tiện.

Cơ đau chạy dọc từ phần thắt lưng tới tận các ngón chân.

Bệnh gây ảnh hưởng tới sự vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa, nghiêng hoặc xoay người. Việc không thể điều khiển gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và quá trình lao động hàng ngày.

Đau mãn tính kéo dài

Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị đau thần kinh tọa kịp thời thì bệnh sẽ rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn, người bệnh sẽ chịu sự đau đớn kéo dài, dễ tái phát, có thể để lại các di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh như vẹo cột sống, mở bàng quan, bí tiểu, teo cơ đùi, mông, cẳng chân…và nguy hiểm hơn có thể bị tàn phế, liệt cả đời.

Ảnh hưởng tâm lý

Ngoài ra, người bị bệnh đau thần kinh tọa sẽ dẫn đến sự thay đổi về tâm lý: cảm thấy tự ti, không thoải mái, cảm thấy vô dụng, là gánh nặng của gia đình và xã hội vì không hoạt động được theo ý của chính mình, dẫn đến stress, trầm cảm sẽ càng khiến quá trình điều trị bệnh gặp khó khăn.

Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

dẫn đến sự thay đổi về tâm lý
dẫn đến sự thay đổi về tâm lý

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thần kinh tọa?

Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau của bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.

Các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật bao gồm:

Chườm nóng hoặc lạnh nơi bị đau. Bạn nên chườm lạnh trước trong vòng 48 đến 72 giờ sau đó bắt đầu chườm nóng.

Bạn có thể dùng các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid để giúp giảm sưng và giảm đau. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thuốc giãn cơ, steroid dạng uống hoặc tiêm steroid ngoài màng cứng.

Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ cho bạn để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây rối loạn dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, chóng mặt, khó nghe hoặc phát ban. Thuốc giãn cơ có thể gây uể oải, chóng mặt hoặc phát ban.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu kết hợp thể dục để giúp giảm đau.

Nếu tất cả phương pháp trên không hiệu quả và triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải được phẫu thuật để loại bỏ các xương nhánh hoặc phần đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh tọa.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thần kinh tọa?

Bác sĩ chẩn đoán đau thần kinh tọa dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm và kiểm tra khác thường không cần thiết, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác nếu triệu chứng của bạn không giảm sau điều trị và bác sĩ đang cân nhắc tiến hành phẫu thuật cho bạn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thần kinh tọa?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

Dùng thuốc theo chỉ định.

Giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Đừng vì đau nhức mà không vận động. Càng ít vận động, tình trạng của bạn chỉ càng tệ thêm.

Tập căng cơ và các bài tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể hỏi bác sĩ hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Ngồi hoặc đứng đúng tư thế.

không được bỏ cuộc
không được bỏ cuộc

Chú ý không được bỏ cuộc.

Nếu bạn không cảm thấy khá hơn, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị đặc biệt.

Đau thần kinh tọa thường gặp ở người lớn tuổi do thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm. Bệnh có thể gặp ở ngưởi trẻ do chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Thông thường, đau thần kinh tọa cấp tính đáp ứng rõ với thuốc giảm đau và triệu chứng bệnh sẽ cải thiện sau vài ngày.

Tuy nhiên, bệnh cần được khám và chẩn đoán nguyên nhân bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh – cột sống để có phương pháp can thiệp điều trị dứt điểm. Các thuốc giảm đau và giãn cơ thường được kê toa khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, nhưng về lâu dài, nguyên nhân gây bệnh cần được chẩn đoán và điều trị đúng để tránh tái phát bệnh.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Những thuốc giảm đau của Tây y chỉ có tác dụng trong lúc sử dụng giảm triệu chứng bệnh mà không giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh sẽ dẫn đến bệnh tái phát sau này.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị đau thần kinh tọa đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng được nhập khẩu hoặc do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Sản phẩm nhập khẩu gồm có:

S-Maxmove nhập khẩu USA

Sản phẩm S-MaxMove một loại thực phẩm chức năng được dùng bổ sung hàng ngày giúp giảm đau xương khớp, phòng ngừa, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Hỗ trợ điều trị, phục hồi các tổn thương ở sụn khớp cho người bị thoái hóa sụn khớp. Giúp giảm nhanh các cơn đau do xương khớp bị tổn thương và thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, vôi hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ. Tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết, phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.


Mua ngay

Đơn vị sản xuất trong nước Tiêu biểu là sản phẩm của học viện quân y

Kiện Khớp Tiêu Thống Collagen

Kiện Khớp Tiêu Thống Collagen học viện quân y là sản phẩm đặc trị bệnh xương khớp, rất tốt cho những người bi đau nhức xương khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp, gai cột sống, người bị chân tay tê bại, đau vai gáy, đau mỏi cổ, thoát vị đĩa đệm, người bị thoái hóa xương khớp, chấn thương về xương khớp.


Mua ngay

Viên khớp Namvian

Viên khớp Namvian Cung cấp các dưỡng chất cho khớp, tăng dịch khớp, giảm khô, cứng ở các ổ khớp, thoái hóa khớp. Giúp giảm đau nhức xương khớp, tốt cho người hay nhức mỏi, đi lại, vận động khó khăn, người bị viêm khớp cấp và mạn tính.
Viên khớp Namvian sản phẩm chăm sóc xương khớp cho mọi nhà của Học viện Quân Y. sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp,làm trơn ổ xương, tốt cho người vận động nhiều chơi thể thao ở cường độ nhiều


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *