Cốt toái bổ là thảo dược gì? có chức năng hiệu quả ra sao

Cốt toái bổ hay còn gọi là tắc kè đá, tổ phượng, tổ rồng, co tạng tó,… Cây thuộc họ Dương Xỉ, có tên khoa học là Drynaria fortunei J.sm. Bộ phận được dùng làm thuốc là thân và rễ phơi khô. Loại cây này thường xuất hiện ở các nước trong khu vực Châu Á như: Lào, Việt Nam và Trung Quốc.

Thông tin chung

Tên thường gọi: Cốt toái bổ

Tên khác: Ráng đuôi phương phoóc tun, Bổ cốt toái, Tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá

Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm.

Tên đồng nghĩa: Polypodium fortunei Kuntze

Thuộc họ Ráng đa túc – Polypodiaceae

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên “Cốt toái bổ”, cần chú ý.

Cốt toái bổ là cây gì?

Bộ phận được dùng làm thuốc là thân và rễ phơi khô
Bộ phận được dùng làm thuốc là thân và rễ phơi khô

Cốt toái bổ (cây tắc kè đá) là loại cây thường mọc bám vào hốc đá, vách đá, ưa ẩm ướt. Thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9. Sau khi được thu hoạch, cốt toái bổ được đem đi rửa sạch, phơi khô cho dễ bảo quản.

Cốt toái bổ được sử dụng để giúp tăng cường sự hấp thu canxi, phốt pho và cali trong xương. Giúp cho xương nhanh chóng liền lại. Ngoài ra người ta còn dùng Cốt toái bổ cho những bệnh nhân bị huyết áp cao, giúp làm giảm lipid trong máu và phòng ngừa loãng xương.

Đặc điểm cây cốt toái bổ

Cây cốt toái bổ là loại cây mọc hoang ở núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Cây sống lâu năm, có thân và rễ dẹp, mọng nước, phủ nhiều vảy màu vàng, rất dầy, bóng và mẫm.

Tắc kè đá là loại cây mọc hoang ở núi đá
Tắc kè đá là loại cây mọc hoang ở núi đá

Cây tắc kè đá có hai loại lá:

Loại thứ nhất là lá bất thụ, màu nâu và không có cuống. Lá hình quả trứng, dài từ 5 – 8cm, rộng từ 3 – 6cm. Phía cuống lá có gân nổi rõ, có thùy và có hình tim.

Loại thứ hai là lá hữu thụ, màu xanh nhẵn. Lá đơn xẻ thùy lông chim, dài từ 20 đến 40cm, cuống có thùy thuôn, có dìa, ở phía đầu bị tù, ổ tử nang nhiều, có mạng xếp thành một hàng ở mỗi bên của gân chính, không có áo tử nang và hình tròn.

Đến mùa thu hoạch, người ta đem cây Cốt toái bổ về rửa sạch đất cát, loại bỏ lá, đem phơi khô thân và rễ. Sau đó đốt nhẹ để cháy hết lớp lông bên ngoài là có thể dùng được.

Bộ phận dùng làm thuốc của Cốt toái bổ là thân rễ (thường gọi là củ) Thu hái quanh năm, nhưng tối nhất là vào mùa đông, xuân. Đào lấy củ bỏ rễ và các lá còn sót lại. Rửa sạch đất cát, chọn củ đạt yêu cầu đốt qua lửa hay cạo cho sạch lông nhung, cắt thành từng đoạn theo đúng quy cách, phơi sấy khô (có thể đồ lên trước khi phơi sấy khô sẽ bảo quản tốt hơn).

Thành phần hóa học

Cốt toái bổ có chứa đường, tinh bột, còn các hoạt chất khác thì chưa được nghiên cứu rõ.

có chứa đường, tinh bột, còn các hoạt chất khác
có chứa đường, tinh bột, còn các hoạt chất khác

Tác dụng của cây cốt toái bổ

Theo Đông y, cây Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc. Có tác động vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy, đau xương, chảy máu, làm thuốc sát trùng, giảm đau và an thần.

Theo y học hiện đại, Cốt toái bổ giúp làm tăng cường sự hấp thu Canxi, Phospho giúp nhanh lành các vết thương ở xương. Có tác dụng rõ trong việc phòng ngừa lipid trong máu và phòng ngừa chứng xơ mỡ mạch.

Dân gian thường sử dụng cây tắc kè đá để hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau, ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư và chảy máu chân răng.

Cốt Toái Bổ có tác dụng cực tốt và có thể nói là đứng đầu trong Đông y trong việc hỗ trợ, chữa và điều trị những bệnh liên quan đến xương, khớp. Nó là một thành phần chính trong nhiều bài thuốc được dùng chữa gãy xương và làm mạnh xương khớp trong y học cổ truyền Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên.

Thông tin y học cổ truyền

Cốt toái bổ là vị thuốc đầu tiên được ghi trong cuốn sách y học nổi tiếng “Bản thảo cương mục” của Thầy thuốc thần y Lý Thời Trân. Tác dụng lớn nhất và chủ yếu của vị thuốc này là nhanh chóng làm liền những chỗ xương bị gãy, dập nát.

Nó có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng Phospho và calci trong máu giúp nhanh chóng liền xương.

Ngoài ra Tắc kè đá còn dùng để chữa dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, chữa dập xương và còn rất nhiều công dụng quý của vị thuốc này.

Tắc kè đá là vị thuốc đầu tiên được ghi trong cuốn sách y học nổi tiếng “Bản thảo cương mục”
vị thuốc đầu tiên được ghi trong cuốn sách y học nổi tiếng “Bản thảo cương mục”

Tác dụng của cây tắc kè đá giúp giảm lipid trong máu

Củ Cốt toái bổ có tác dụng rõ rệt trong việc phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ động mạch.

Công dụng của tắc kè đá chữa bong gân tụ máu

Cây Cốt toái bổ có tác dụng chữa bong gân, chống tụ máu, giúp giảm đau. Thích hợp với những bệnh nhân bị sưng đau và bị chấn thương.
Tác dụng của Cốt toái bổ giúp bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư

Ngoài những công dụng trên, người bệnh có thể sử dụng Tắc kè đá để giúp bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư. Thích hợp cho những bệnh nhên bị mắc chứng thận hư, người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện đau mỏi lưng, ù tai, khó nghe.

Cách dùng cây cốt toái bổ

Cây Cốt toái bổ có thể sử dụng được chữa nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, người ta thường kết hợp tắc kè đá với nhiều loại thảo dược khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây tắc kè đá và cách ngâm rượu với Tắc kè đá. Bạn có thể tham khảo:

Tắc kè đá có thể sử dụng được chữa nhiều bệnh khác nhau
Tắc kè đá có thể sử dụng được chữa nhiều bệnh khác nhau

Cách dùng tắc kè đá trị chấn thương phần mềm hoặc gãy xương kín

Bài thuốc gồm có Cốt toái bổ, lá trắc bá diệp tươi, lá sen tươi, quả bồ kết tươi mỗi loại 12g. Đem tất cả vị thuốc trên đi tán nhỏ, hãm với nước sôi uống, hoặc đắp ngoài. Mỗi ngày uống 2 lần, uống thường xuyên sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.

Cách sử dụng tắc kè đá giúp bổ khí huyết, phòng và điều trị loãng xương với cốt toái bổ

Bạn chuẩn bị đẳng sâm, hoài sơn, ba kích mỗi loại 16g, tắc kè đá, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ mỗi loại 12g và 10g thiên niên kiện.

Đem tất cả những vị thuốc trên lên sắc với nước để uống hoặc bạn có thể đem nấu thành cao lỏng để uống sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Bài thuốc chế biến Cốt toái bổ
Bài thuốc chế biến

Cách sắc nấu Cốt toái bổ chữa bệnh phong thấp

Bạn chuẩn bị 120g rễ gắm, 40g tắc kè đá, 100g vỏ chân chim, 80g rễ rung rúc, 60g bạch hoa xà, 60g rễ chiên chiến; 40g bạch đồng nữ, 40g xích đồng nam, 40g tiền hồ, 40g ô dược, 40g cỏ xước, 40g rễ bưởi bung.

Đem tất cả những vị thuốc trên nấu thành cao đặc. Sau đó, bạn ngâm với 2 lít rượu trắng 40 độ trong vòng 3 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30 ml sẽ giúp chữa phong thấp hiệu quả..

Cách nấu uống Cốt toái bổ chữa bệnh thấp khớp mạn tính

Bạn chuẩn bị thạch cao, kê huyết đẳng, rễ tắc kè đá khô, đan sâm, sinh địa, rau má, hy thiêm, uy linh, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh mỗi vị 12g và thêm 1 chút cam thảo.

Đem tất cả những vị thuốc trên sắc lấy nước để uống. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng ít nhất 2 tháng sẽ có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Cách nấu uống Cốt toái bổ chữa bệnh thấp khớp mạn tính
Cách nấu uống chữa bệnh thấp khớp mạn tính

Cách ngâm rượu với cây Cốt toái bổ

Có 2 cách ngâm rượu với cây tắc kè đá đó là cách ngâm với củ tươi và củ khô.

Cách ngâm tắc kè đá tươi

Rửa sạch củ tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Rửa lại một lần nữa rồi để ráo. Bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên cả củ và cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu.

Đậy kín lắp rồi ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được.

Cách ngâm tắc kè đá khô

Rửa sạch củ tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Sau đó thái thành các lát mỏng có độ dày 2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5 – 6 nắng. Sau đó cho vào chảo đem sao qua rồi để nguội, cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 1-2 chén nhỏ. Không nên quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Những Ai Nên Dùng Cốt Toái Bổ ?

Người bị suy yếu chức năng xương khớp và thận nên sử dụng
Người bị suy yếu chức năng xương khớp và thận nên sử dụng

Bệnh nhân mắc chứng thận hư.

Người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện như: Đau lưng mỏi gối, ù tai…

Người bị chảy máu chân răng, miệng hôi do suy giảm chức năng thận.

Người bị sưng đau do chấn thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *