Chứng khó đọc và ADHD coi chừng nhầm lẫn 2 căn bệnh này

Một người không thể đọc xong một đoạn văn ngắn, chữ viết luôn luôn “nhảy múa” lộn xộn trước mắt của họ. Khi đó, họ đang mắc chứng khó đọc hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hay đó là sự kết hợp của cả hai tình trạng này?

Nhận diện chứng khó đọc cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Khi đó, họ sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Sẽ như thế nào nếu bạn bị cả ADHD và chứng khó đọc?

ADHD và chứng khó đọc thường cùng tồn tại với nhau dù đó là hai tình trạng y tế khác nhau. Người mắc chứng này có thể đồng thời mắc phải chứng kia.

Tại Mỹ, số liệu thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, có gần 50% trẻ em mắc phải ADHD cũng bị rối loạn học tập vì chứng khó đọc.

Trên thực tế, những triệu chứng của hai bệnh này có thể giống nhau. Điều này khiến cả bệnh nhân và người nhà khó có thể hiểu được đâu là nguyên nhân chính xác.

Theo Hiệp hội Chứng khó đọc quốc tế

cả ADHD và chứng khó đọc đều có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đọc hiểu. Họ có xu hướng đọc sai hoặc không thể đọc nhiều phần trong một văn bản. Khi càng cố gắng đọc, họ càng mệt mỏi, thất vọng và mất tập trung. Thậm chí, họ còn nảy sinh cảm giác sợ hãi và từ chối việc đọc.

Cả ADHD và chứng khó đọc đều khiến bệnh nhân khó hiểu nội dung của những gì họ đã đọc mặc dù họ là người rất thông minh và giao tiếp nhanh nhạy.

Khi họ viết, chữ viết tay của họ thường bị lộn xộn và sai lỗi chính tả. Tất cả những điều này thể hiện họ đang nỗ lực để điều chỉnh chữ viết, kết quả học tập hoặc thành tích trong công việc. Đôi khi quá trình này khiến họ lo lắng, tổn thương lòng tự trọng hoặc thậm chí là trầm cảm.

Dù triệu chứng của ADHD và chứng khó đọc có vẻ tương tự nhau nhưng đó lại là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau. Phương pháp chẩn đoán và điều trị cũng không giống nhau. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ tình trạng của từng bệnh.

chứng khó đọc hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
chứng khó đọc hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tìm hiểu chung về chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

ADHD là tình trạng mãn tính khiến bạn khó tập trung vào những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý hoặc làm theo hướng dẫn của người khác. Người bị tăng động giảm chú ý cũng sẽ có những hành vi không phù hợp ở nơi công cộng. Ví dụ, một học sinh mắc chứng ADHD có thể hét lên khi trả lời câu hỏi hoặc ngắt ngang lời người khác trong lớp. Học sinh này cũng có thể là “thành phần cá biệt”, luôn quậy phá trong lớp học.

ADHD có thể khiến trẻ không đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra. Chúng cũng không có đủ khả năng tham gia vào các chương trình, dự án dài hạn với các bạn trường, cùng lớp.

Đây cũng là tình trạng sức khỏe có diễn biến lâu dài nên triệu chứng sẽ tiếp tục đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Người ta ước tính có đến 60% trẻ bị ADHD kéo dài đến lớn.

Ở tuổi trưởng thành, triệu chứng ADHD không thể hiện rõ ràng như ở trẻ em. ADHD ở người lớn khiến họ gặp khó khăn trong những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, tập trung cao độ. Họ có thể hay quên, bồn chồn, mệt mỏi hoặc vô tổ chức, không có tính kỷ luật. Với những nhiệm vụ phức tạp trong công việc, họ không có năng lực hoàn thành hoặc hoàn thành với kết quả kém.

Nhận diện chứng khó đọc

Đồ chơi cho trẻ em: Bảng chữ cái và số

Chứng khó đọc là tình trạng rối loạn đọc hiểu khác nhau ở từng người.

Nếu bạn mắc chứng khó đọc, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát âm những từ bạn nhìn thấy trên văn bản. Thậm chí, bạn sẽ nỗ lực nhiều hơn khi muốn sử dụng những từ ngữ này trong hoạt động giao tiếp thường ngày.

Điều này xảy ra khi não bạn không thể liên kết âm thanh với các chữ cái trên văn bản, hay còn gọi là rối loạn nhận thức âm vị.

Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi muốn nhận diện mặt chữ. Những nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên tắc hoạt động não bộ của những người mắc chứng khó đọc khi họ sử dụng ngôn ngữ viết.

Khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên chứng khó đọc là gì.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở người bình thường, một số khu vực não nhất định được kích hoạt và tương tác với nhau khi họ đọc nhưng người mắc chứng khó đọc lại không có được sự tương tác đó.

Giống như ADHD, khó đọc là hội chứng lâu dài. Thậm chí nó có thể là rắc rối suốt đời của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi họ nỗ lực gấp nhiều lần trong lúc đọc, họ vẫn có thể hiểu và đọc được những văn bản ngắn.

Ở một số bệnh nhân, có thể họ không được chẩn đoán sớm khi còn đi học hoặc họ che giấu bệnh của mình khá tốt trong suốt thời gian đi làm. Vì vậy, nếu công tác ở những lĩnh vực không liên quan nhiều đến chữ viết, họ vẫn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

Người mắc chứng khó đọc cũng có thể gặp khó khăn với việc lập kế hoạch hoặc có khả năng ghi nhớ kém.

lập kế hoạch hoặc có khả năng ghi nhớ kém
lập kế hoạch hoặc có khả năng ghi nhớ kém

Làm sao nhận diện chứng khó đọc để không nhầm lẫn với ADHD?

Bệnh nhân ADHD lái xe trên đường
Theo Hiệp hội chứng khó đọc quốc tế, những người mắc bệnh khó đọc thường đọc sai từ nhưng không bỏ qua đoạn văn nào trong văn bản.

Trong khi đó, người bị ADHD có xu hướng đọc sai nhiều từ, bỏ qua nhiều đoạn văn hoặc dấu câu trong văn bản mà họ không hề hay biết.

Phải làm gì khi bạn hoặc người thân mắc cả hai hội chứng trên?
Can thiệp càng sớm càng tốt
Nếu con bạn đồng thời mắc cả chứng khó đọc và ADHD, điều quan trọng là bạn phải tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với các chuyên gia trị liệu trong lĩnh vực này. Đó có thể là giáo viên, nhà tâm lý giáo dục, chuyên gia hành vi hoặc chuyên gia hướng dẫn cách đọc.

Điều này có nghĩa là bạn cần xây dựng cho bé kế hoạch giáo dục cá nhân với những bài kiểm tra đặc biệt, sắp xếp lớp học, điều chỉnh hành vi… Những điều này rất khác so với nhiệm vụ của các trường học thông thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bộ não của người mắc cả hai hội chứng này vẫn có thể thích nghi và khả năng đọc sẽ cải thiện nếu bệnh nhân sử dụng các biện pháp can thiệp nhắm vào kỹ năng nhận diện mặt chữ và cách đọc chính xác.

Xem xét các lựa chọn điều trị ADHD

Tổ chức CDC cho rằng đối với trẻ bị ADHD, liệu pháp tâm lý, hành vi, thuốc men và ý thức giáo dục của cha mẹ là những liệu pháp quan trọng nhất, cần được ưu tiên lựa chọn trong quá trình điều trị cho bệnh nhi.

Điều trị đồng thời chứng khó đọc và ADHD
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 cho thấy các phương pháp điều trị ADHD và chứng khó đọc nên được thực hiện đồng thời để cải thiện cả hai tình trạng. Một số bằng chứng khoa học cho rằng thuốc điều trị ADHD có thể tạo ra tác động tích cực đến khả năng đọc bằng cách cải thiện mức độ tập trung và khả năng ghi nhớ của bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều này không mang tính tuyệt đối. Ở một số trường hợp, bệnh nhân mắc phải hai hội chứng này vẫn có thể điều trị độc lập. Khi đó, ADHD có thể điều trị bằng thuốc và liệu pháp hành vi. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục điều trị chứng khó đọc bằng một loạt biện pháp can thiệp để cải thiện khả năng đọc và tăng khả năng kết nối nội dung đã đọc.

Hướng dẫn bệnh nhân chơi nhạc cụ

Một số nghiên cứu khẳng định việc bệnh nhân thường xuyên chơi một loại nhạc cụ nào đó sẽ giúp họ đồng bộ hóa các khu vực não bị ảnh hưởng do bệnh ADHD và chứng khó đọc.

Việc nhận diện chứng khó đọc để phân biệt với ADHD có ý nghĩa lớn trong việc tìm cách điều trị phù hợp. Cả ADHD và chứng khó đọc đều có thể chữa khỏi nếu bạn có sự hiểu biết nhất định về cả hai hội chứng này. Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, hợp tác của cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *