Cách chữa nước vào tai và bí quyết phòng ngừa nước vào tai.

Không những bị ù tai, khó chịu mà bạn còn dễ bị viêm tai ngoài nếu nước vào tai trong lúc tắm hay đi bơi. Nếu biết cách phòng ngừa và chữa nước vào tai, bạn sẽ lại có thể thoải mái tham gia các hoạt động dưới nước thú vị.

Những hoạt động dưới nước tuy sôi động nhưng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nước vào tai, từ đó gây ngứa ngáy, ù tai hay thậm chí là viêm tai. Nếu bạn không xử trí kịp thời, nước trong tai sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm tai ngoài.

Tham khảo cách chữa viêm tai

Cách chữa nước vào tai

Trong tai luôn có một chất sáp không thấm nước được gọi là ráy tai. Vậy nên, dù bạn vô tình để nước vào tai thì lượng nước này cũng sẽ tự chảy ra ngoài. Thế nhưng nếu nước ở lại trong tai quá lâu và gây ngứa lỗ tai hay khiến bạn khó chịu, hãy thử những chữa nước vào tai dưới đây:

Dùng khăn mềm lau khô phần bên ngoài tai. Bạn lưu ý chỉ thấm bớt nước bên ngoài chứ đừng đưa khăn vào sâu trong ống tai.

Nghiêng đầu sang bên tai bị nước vào rồi nhẹ nhàng kéo dái tai xuống. Cách này sẽ làm ống tai thẳng ra một chút và giúp nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Nằm nghiêng về bên tai bị nước vào trong vài phút để nước tự chảy ra. Bạn có thể kê một chiếc khăn bông mềm dưới tai để lau nước chảy ra.

chữa nước vào tai
chữa nước vào tai

Bạn bật máy sấy tóc ở chế độ nhẹ nhất rồi hướng máy về phía tai. Hãy nhớ giữ máy cách tai ít nhất 30cm để tránh làm nóng tai quá mức.

Dùng thuốc nhỏ tai có chức năng làm khô tai. Bạn có thể mua những loại thuốc này ở rất nhiều hiệu thuốc mà không cần toa thuốc, nhưng không nên tự ý dùng thuốc nhỏ nếu đang có các vấn đề tai.

Ngáp hoặc nhai thứ gì đó rồi nghiêng đầu nhẹ để nước tự chảy ra ngoài.

Việc cần tránh khi chữa nước vào tai

Nếu lấy nước ra khỏi tai sai cách, bạn có thể làm xước ống tai hay gây hưởng tới ráy tai cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần tránh những cách chữa nước vào lỗ tai không đúng cách như:

chữa nước vào tai dùng tăm bông lau tai: Tăm bông có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Việc này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây kích ứng vùng da mỏng trong ống tai.

Đưa ngón tay hoặc móng tay vào tai: Ngón tay hay móng tay có thể làm trầy xước ống tai. Do đó, bạn không nên đưa tay vào trong tai để lấy nước ra.

Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào tai

Bạn cần đi khám nếu các cách chữa nước vào tai không hiệu quả và xuất hiện dấu hiệu bị viêm tai ngoài. Một số dấu hiệu bạn cần để ý sớm là:

Ngứa trong ống tai
Phần bên trong của tai bị đỏ
Tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi
Cảm giác khó chịu hoặc đau hơn khi chạm phần bên ngoài tai hay ấn vào vết sưng ở tai
Nếu bạn có những triệu chứng này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ tai diệt vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng để giúp bạn giảm bớt đau, sưng và viêm.

Cách phòng tránh nước vào tai

phòng tránh nước vào tai
phòng tránh nước vào tai

Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai, bạn cần thực hiện một số biện pháp chữa nước vào tai và phòng tránh như:

Không đeo tai nghe nếu cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều

Dùng nút bịt tai khi sử dụng keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc

Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để nước khó lọt vào tai hơn.

Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể lau ráy tai tại nhà bằng oxy già 3%.

Nước vào tai có thể là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hay nặng hơn là viêm tai. Do đó, bạn cần biết chữa nước vào tai và xử trí đúng cách và tìm cách phòng ngừa nước vào tai nếu thường xuyên tham gia các hoạt động dưới nước nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *