Bướu tuyến giáp nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Bướu tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp khoảng 4 – 7% dân số, tỷ lệ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp lớn hơn nhiều từ 19% đến 67%, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 36 – 55 tuổi, ở phụ nữ nhiều hơn khoảng 5 lần so với nam giới.

Tỷ lệ bướu nhân tuyến giáp là khá lớn, tuy nhiên chỉ 1/20 các trường hợp là ung thư tuyến giáp. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát hiện sớm các bướu nhân tuyến giáp và ung thư giáp để có theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bướu tuyến giáp?

Phần lớn bướu tuyến giáp là do sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp bình thường. Nhưng nguyên nhân của sự phát triển quá mức này thì không rõ ràng.

Trong một số ít trường hợp, bệnh bướu tuyến giáp có liên quan đến:

Bệnh Hashimoto, một bệnh tự miễn dẫn đến suy giáp
Viêm tuyến giáp, hoặc viêm mãn tính của tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp
Thiếu I-ôt

Khả năng phát triển bướu tuyến giáp tăng cao nếu:

Bạn đã chụp X-quang trên tuyến giáp khi còn nhỏ

Bạn có các bệnh lý tuyến giáp từ trước, như viêm tuyến giáp hoặc bệnh Hashimoto

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh về bướu tuyến giáp

Trên 60 tuổi

Bướu tuyến giáp phổ biến hơn ở phụ nữ. Khi chúng phát triển ở nam giới thì khả năng bị ung thư cao hơn.

Bướu tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp
Bướu tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bướu tuyến giáp?

Bướu tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Bạn có thể mắc tình trạng này từ khi mới sinh ra hoặc bất cứ lúc nào trong đời.

Một số yếu tố nguy cơ phổ biến mắc bướu tuyến giáp như:

Thiếu iốt trong chế độ ăn uống.
Nữ giới. Do phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn nên họ cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh bướu cổ hơn.
Tuổi tác. Bướu tuyến giáp phổ biến hơn ở người trên 40 tuổi.
Tiền sử bệnh. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Mang thai và mãn kinh. Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, các vấn đề về tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ trong thời gian mang thai và mãn kinh.
Một số loại thuốc. Một số phương pháp điều trị y tế, bao gồm thuốc tim amiodarone (Cordarone, Pacerone, những thuốc khác) và thuốc trị tâm thần (Lithobid, những thuốc khác) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Tiếp xúc với bức xạ. Nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên nếu đã có điều trị bức xạ ở cổ hoặc vùng ngực hoặc bạn đã tiếp xúc với bức xạ tại một cơ sở hạt nhân, thử nghiệm hoặc tai nạn.

Triệu chứng bướu tuyến giáp

Đa số người bệnh bị bướu tuyến giáp thể nhân không có các triệu chứng lâm sàng. Bướu tuyến giáp có thể được phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do nào khác hoặc bệnh nhân tự phát hiện.

Một số ít có thể thấy vùng tuyến giáp to ra, 2 thùy không cân xứng hoặc đột ngột có đau vùng tuyến giáp do chảy máu trong nhân. Những nhân có đường kính ≥ 1cm thì nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng đều có thể thấy được, di động khi nuốt.

Sờ nắn thấy nhân có hình bầu dục hoặc tròn. Tùy theo bản chất mà mật độ của nhân sẽ khác nhau: căng cứng, chắc, cứng. Bướu nhân thường ở vị trí vùng cổ, nhưng có thể ở sau xương ức, trung thất hoặc gốc lưỡi. Các hạch bạch huyết vùng cổ thường không to.

Bướu nhân to hoặc phát triển nhanh có thể gây biểu hiện chèn ép vào các tổ chức xung quanh làm xuất hiện nói khàn, khó thở, khó nuốt.

Các biến chứng bướu tuyến giáp là gì?

Các bướu tuyến giáp nhỏ thường không gây ra các vấn đề về thể chất hay thẩm mỹ, do đó nó không nghiêm trọng. Tuy nhiên, những bướu tuyến giáp lớn có thể gây khó thở/nuốt, ho và khàn tiếng.

Bướu cổ do các tình trạng sức khỏe khác gây ra, ví dụ như suy giáp hoặc cường giáp, có thể kèm theo rất nhiều triệu chứng, từ mệt mỏi kèm tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, khó chịu và khó ngủ.

Tác hại bướu tuyến giáp

Bướu tuyến giáp rất phổ biến. Bướu tuyến giáp lành nếu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não …

Khi bướu cổ có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.
Phần lớn bướu cổ lành tính và hầu như không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ thì bệnh viện có trang bị dụng cụ, hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.

Phần lớn bướu cổ lành tính và hầu như không phải phẫu thuật
Phần lớn bướu cổ lành tính và hầu như không phải phẫu thuật

Cách chẩn đoán bướu tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp
Sóng siêu âm được sử dụng để xác định hình thể, kích thước tuyến giáp, cho phép bác sĩ xác định nhân tuyến giáp thuộc dạng rắn, nang (chứa dịch) hoặc hỗn hợp, số lượng nhân và theo dõi sự phát triển của các hạch, nhằm phát hiện những đặc điểm ung thư, bao gồm sự hóa vôi, phát triển nội mạch và ranh giới không rõ ràng, có thể là do sự xâm lấn vào các mô xung quanh. Nó cũng có thể được sử dụng để định vị các nhân, hạch và hướng dẫn kim trong thủ thuật FNAC để đạt kết quả tốt hơn.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAC)
Một thủ thuật nhỏ được thực hiện bằng cách đưa một kim nhỏ vào nhân hoặc nang tuyến giáp để thu thập tổ chức tế bào và đánh giá. Xét nghiệm này nhằm xác định xem tính chất, thành phần của nhân tuyến giáp (có thuộc dạng ung thư không) để định hướng chẩn đoán và can thiệp.

Chụp tuyến giáp với I ốt phóng xạ
Khi uống một lượng nhỏ iốt phóng xạ, chúng sẽ được hấp thụ bởi các tế bào chức năng tuyến giáp và hiện lên hình chụp cho phép đánh giá hình ảnh và đặc điểm tính chất của nhân tuyến giáp.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Xét nghiệm máu để xác định mức độ của hormone tuyến giáp và hormone kích thích tuyến giáp. Nó có thể hữu ích để lượng giá các mức độ cường hay suy giáp cho điều trị hoặc khi cần phẫu thuật.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bướu tuyến giáp?

Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước của bướu, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

Quan sát.

Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề cũng như tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi tình trạng.
Thuốc. Nếu bạn bị suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thay thế hormone tuyến giáp bằng levothyroxine (Levoxyl, Synthroid, Tirosint). Điều này sẽ giải quyết các triệu chứng của suy giáp cũng như làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp khỏi tuyến yên, do đó làm giảm kích thước của bướu cổ. Đối với viêm tuyến giáp, bác sĩ có thể đề nghị aspirin hoặc một loại thuốc corticosteroid để điều trị viêm. Đối với bướu kết hợp với cường giáp, bạn có thể cần thuốc để bình thường hóa mức độ hormone.

Phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp (phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần hoặc một phần) có thể được thực hiện nếu bạn có bướu cổ lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt. Trong một số trường hợp, nếu bạn mắc bệnh bướu cổ có thể gây tăng năng tuyến giáp. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Bạn có thể cần phải dùng levothyroxine sau phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng tuyến giáp được loại bỏ.

Phóng xạ iốt.

Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức. Iốt phóng xạ được uống và theo máu đến tuyến giáp, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Phương pháp này có thể giúp giảm kích thước của bướu cổ, nhưng cũng có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém.
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bướu tuyến giáp?

Nếu chế độ ăn uống gây ra bướu cổ, một số thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Bổ sung đủ lượng iốt. Bạn có thể dùng muối iốt, ăn hải sản, rong biển 2 lần/tuần. Một số loại trái cây, rau quả, sữa bò và sữa chua cũng có nhiều iốt. Một người bình thường cần 150mcg iốt mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai sẽ dùng một lượng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Tránh dùng quá nhiều iốt. Bạn có biết tiêu thụ quá nhiều iốt cũng dẫn đến bướu cổ. Nếu bạn bị bướu tuyến giáp vì nguyên nhân này, hãy hạn chế dùng muối iốt, cũng nhưng ăn hải sản.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh bướu cổ đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Ích Giáp Vương:

Ích Giáp Vương dùng cho những người mắc các rối loạn ở tuyến giáp như nhược giáp (bao gồm cả nhược giáp Hashimoto), cường giáp (Graves-Basedow), bướu tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Giúp làm mềm, giảm viêm, giảm sưng, đau ở các khối u tuyến giáp. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp như giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định tim mạch, huyết áp, cholesterol máu, tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi …


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *