Bệnh van tim nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Hệ thống van tim là hệ thống cấu trúc đảm bảo cho máu được lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó làm tổn thương gây nên bệnh van tim…

Bệnh van tim bao gồm những bệnh nào?

Hệ thống van tim bao gồm van 2 lá, 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra, vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể hoạt động của van tim được mô tả: Khi máu được bơm từ buồng tim trên xuống buồng tim dưới thì van 2 lá và van 3 lá mở còn van động mạch phổi và van động mạch chủ đóng lại.

Khi máu được bơm từ hai buồng tim phía dưới lên phổi, ra hệ thống tuần hoàn thì van động mạch phổi, van động mạch chủ mở còn van 2 lá và van 3 lá đóng lại để máu không trào ngược về tim. Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở và hẹp van tim.

Bệnh van động mạch chủ

Như đã nói ở trên, van động mạch chủ có chức năng kiểm soát dòng máu mang oxy từ tâm thất trái đi vào động mạch chủ mang máu đi nuôi toàn cơ thể.

Do đó, đây là một van tim đặc biệt quan trọng đối với hệ tuần hoàn máu nói riêng và cơ thể con người nói chung. Nếu hẹp van động mạch chủ xảy ra, dòng máu qua van động mạch chủ khó khăn, quả tim phải bóp mạnh hơn để đảm bảo đưa máu đi nuôi cơ thể.

Ngược lại, nếu van đóng không kín, tức khi hở van động mạch chủ, một phần lượng máu được bơm vào động mạch chủ sẽ trào ngược trở lại tâm thất trái trong thì tâm trương làm giảm dòng máu đi nuôi cơ thể.

Trong cả hai trường hợp, tâm thất trái đều phải làm việc nhiều hơn bình thường, hậu quả là thành tâm thất bị dày lên (phì đại) và buồng tâm thất trở nên to hơn (giãn).

Bệnh van ba lá

Thông thường, máu từ tâm nhĩ phải đi qua van ba lá xuống tâm thất phải rồi sau đó được bơm vào động mạch phổi lên phổi trao đổi oxy. Nếu van ba lá bị hẹp sẽ gây cản trở dòng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.

Nếu van ba lá đóng không kín (tức hở), một phần máu từ tâm thất phải sẽ trào ngược lại tâm nhĩ phải. Trong cả hai trường hợp, tim đều phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu.

Hẹp van ba lá sẽ gây giãn tâm nhĩ phải trong khi tâm thất phải vẫn bình thường hoặc nhỏ hơn do không nhận đủ máu. Hở van ba lá sẽ gây giãn cả tâm thất phải và tâm nhĩ phải.

Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng
Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng

Bệnh van hai lá

Van hai lá có chức năng kiểm soát dòng máu mang oxy chảy một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Nếu lỗ van bị hẹp, lượng máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái sẽ bị hạn chế.

Mặt khác, khi van hai lá bị hở thì một lượng máu xuống tâm thất trái sẽ bị trào ngược trở lại tâm nhĩ trái. Do đó, tim luôn phải làm việc nhiều hơn trong cả hai trường hợp để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi bộ não, thận và các bộ phận khác của cơ thể dẫn đến hậu quả suy tim.

Bệnh van động mạch phổi

Van động mạch phổi cho phép máu đi từ tâm thất phải lên động mạch phổi để trao đổi oxy. Khi hở van động mạch phổi làm cho một lượng máu đáng lẽ đi vào động mạch phổi lại trào ngược lại tâm thất phải, ngược lại khi van động mạch phổi bị hẹp, gây cản trở tâm thất phải tống máu lên động mạch phổi.

Trong cả hai trường hợp, tâm thất phải đều phải làm việc nhiều hơn nhằm đảm bảo bơm đủ lượng máu. Thất phải sẽ bù đắp tình trạng này bằng cách giãn và phì đại thành cơ.

Nguyên nhân gây ra bệnh Van tim là gì?

Các lá van có nhiệm vụ giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Các lá van bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, và van động mạch phổi. Mỗi van đều có các lá van (cusps) có nhiệm vụ đóng/mở mỗi khi tim đập. Đôi khi các lá van không thể mở hết cỡ hay đóng khít lại, làm dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể không theo một chiều nhất định.

Bệnh van tim có thể mắc phải từ lúc mới sinh ra, hoặc gặp ở người lớn tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, như bệnh nhiễm trùng và các vấn đề về tim mạch.

Vấn đề về bệnh van tim thường gặp gồm:

– Hở van tim (Regurgitation): Là tình trạng các lá van không đóng kín, làm cho máu chảy ngược chiều và tình trạng này hay xuất hiện cùng với việc sa van (prolapse).

– Hẹp van tim (Stenosis): Trong hẹp van tim, các lá van trở nên dày, cứng, giảm độ mở của lá van, làm giảm lượng máu chảy qua van.

– Teo bít van tim (Atresia): Là tình trạng lá van không được hình thành, chỉ tạo một lớp thành ngăn dòng máu chảy giữa các buồng tim.
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh van tim bao gồm:

– Lớn tuổi.

– Tiền sử nhiễm trùng có ảnh hưởng đến tim.

– Tiền sử bệnh tim hay đã bị đau tim trước tim đó.

– Cao huyết áp, mỡ máu, mắc bệnh tiểu đường hay cá bệnh tim có nguy cơ khác.

– Bệnh tim bẩm sinh.

Triệu chứng bệnh van tim

Hẹp van tim: khả năng mở của van tim bị hạn chế làm cản trở sự lưu thông của máu do lá van không còn mềm mại, đàn hồi, bị dày hoặc dính các mép van. Khi xảy ra tình trạng này tim phải làm việc mạnh hơn để đẩy máu qua vị trí hẹp.

Hở van tim (suy van): là van tim không thể đóng khít lại như bình thường điều này làm cho một phần máu bị trào ngược lại buồng tim đã thực hiện bơm máu trước đó. Tương tự hẹp van tim, khi hở van tim phải tích cực bơm máu để bù lại khối lượng máu bị thiếu hụt.

Mỗi van tim bị ảnh hưởng sẽ có những triệu chứng riêng biệt để bác sĩ chẩn đoán, một số triệu chứng và dấu hiệu chung của bệnh van tim:

– Khó chịu, đau tức ngực.

– Khó thở khi gắng sức.

– Mệt mỏi, suy yếu sức khỏe.

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Tim đập nhanh.

– Ngất.

– Ho, có thể ho ra máu.

– Phù chi dưới và bụng do giữ nước.

– Phù phổi.

– Tăng cân không rõ lí do.

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp của bệnh van tim:

– Hở van hai lá gây: suy tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc, tăng áp lực động mạch phổi.

– Hẹp van hai lá: suy tim, tim to, rung nhĩ, cục máu đông, tắc nghẽn phổi.

– Hẹp van động mạch chủ: viêm nội tâm mạc, rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp nhĩ, tắc mạch, hội chứng mạch vành cấp, tử vong.

– Hở van động mạch chủ: suy tim trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cơn đau thắt ngực.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh van tim?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để tìm ra những bất thường về nhịp tim và xác định xem bạn có vấn đề về van tim hay không

Các xét nghiệm khác là xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm đo lưu lượng máu. Sau đó, bác sĩ có thể theo dõi quá trình bệnh van tim của bạn và chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn:

Chụp X-quang: xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết về hình dạng, kích thước và vị trí của trái tim bởi vì đôi khi bệnh van tim có thể làm phì to trái tim;

Siêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim: những sóng siêu âm được dùng để mô tả hình ảnh của tim và các động mạch xung quanh nó;
Đặt ống thông tim: xét nghiệm này cho phép các bác sĩ tìm ra các bất thường trong máu xảy ra do bệnh van tim.

một số phương pháp điều trị
một số phương pháp điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh van tim?

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim và những triệu chứng hiện diện, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị cho bạn. Bạn có thể được yêu cầu có giám sát y tế phù hợp, bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị tình trạng của bạn. Chúng có thể là thuốc chẹn bêta và thuốc chẹn kênh canxi giúp kiểm soát nhịp tim và lượng máu chảy, thuốc lợi tiểu để giảm giữ nước và thuốc giãn mạch.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể thay thế van tim bằng mô tự thân hoặc một van động vật nếu bạn muốn thay thế van sinh học, hoặc dùng van từ người hiến, van nhân tạo, van kim loại.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh van tim?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hiểu biết bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim mình đang mắc;

Nói cho tất cả các bác sĩ và nha sĩ của bạn về bệnh của mình;

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng;

Chăm sóc cho răng và nướu tốt;

Dùng kháng sinh trước khi bạn thực hiện bất kỳ thủ thuật nào mà có thể gây chảy máu;

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ;

Tái khám bác sĩ thường xuyên.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh van tim bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị các bệnh tim mạch huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.

Vương Tâm Thống:

Vương Tâm Thống thích hợp dùng cho: Người có bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (thiểu năng vành, suy vành), hẹp/hở van tim, nhồi máu cơ tim; Người bị đau tim, đau thắt ngực; Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *