Bệnh đái tháo đường nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa với đặc trưng: tăng đường huyết mạn tính, rối loạn chuyển hóa carbohydrate, rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa protid. Nguyên nhân là do thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai.

Các thể bệnh đái tháo đường:

Bệnh đái tháo đường có ba thể chính

Bệnh đái tháo đường týp1:

là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy tế bào tuyến tụy làm cho tụy không sản xuất đủ insulin (insulin là nội tiết tố quan trọng có vai trò điều hòa đường huyết) dẫn đến tăng đường huyết và người bệnh tiểu ra đường.

Phần lớn nguy cơ dẫn đến đái tháo đường týp 1 là do di truyền, số còn lại không rõ nguyên nhân. Đái tháo đường týp 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân, thường gặp ở người trẻ.

Bệnh đái tháo đường týp 2:

xảy ra khi cơ thể kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin hoặc cả hai dẫn đến mất khả năng duy trì mức đường máu bình thường.

Đái tháo đường typ 2 chiếm khoảng 90%-95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường, thường gặp ở tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi trẻ hơn. Những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến mắc bệnh tiểu đường týp 2 gồm:

– Thừa cân, béo phì (BMI>23).
– Chế độ ăn uống không lành mạnh.
– Ít hoạt động thể chất.
– Huyết áp cao.
– Rối loạn mỡ máu.
– Tiền sử đẻ con > 4kg.
– Tiền sử bị đái tháo đường thai nghén.
– Gia đình có người bị đái tháo đường.
– Tiền sử bị rối loạn dung nạp glucose.
– Dân tộc có nguy cơ cao.
– Người > 45 tuổi.

Đái tháo đường thai kỳ:

là thể đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ và con của họ có nguy cơ bị đái tháo đường týp 2 trong tương lai.

Ngoài 3 thể trên còn có những thể đái tháo đường đặc biệt khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nguyên nhân có thể do khiếm khuyết gen hoạt động của tế bào bêta, khiếm khuyết gen hoạt động của insulin, bệnh tụy, ngoại tiết, các bệnh nội tiết, do sử dụng một số thuốc, hóa chất, nhiễm trùng, những dạng đái tháo đường qua trung gian miễn dịch không phổ biến, một số hội chứng di truyền khác có liên quan tới đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh nên chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ để biết mình có mắc phải căn bệnh này không.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 1

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có liên quan đến các yếu tố di chuyền, môi trường và cơ chế miễn dịch. Khi cơ thể con người mang kháng nguyên HLA thì sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Nếu như cơ thể bị các tác nhân từ môi trường tác động vào gây ra những tổn thương cho các tế bào beta. Bên cạnh đó các tế bào bạch cầu tiết ra chất gây độc tố cho tế bào beta, làm tế bào này bị tổn thương do đó sẽ làm ngừng tiết ra insulin.

Đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người trẻ tuổi do bệnh lý ở tụy: u, sỏi, viêm tụy hoặc di truyền.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái tháo đường tuýp 2

Tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ cao hơn bởi căn bệnh này gây ra do ăn quá nhiều chất béo, chất có chứa nhiều đường và ít vận động.

Ngoài ra nó còn do tuyến tụy không tiết ra insulin hoặc không đủ nhu cầu cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt insulin kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở những người bệnh không mắc chứng béo phì mà nguyên nhân ở đây là do giảm tiết insulin, còn đối với những người mà mắc bệnh béo phì, thừa mỡ thì do sức đề kháng của insulin kém.

Căn bệnh này thường ở những người có tuổi, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp dẫn tới thiếu máu tụy, xơ hóa tụy, nhiễm mỡ tụy.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Đây là một tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, bởi khi mang thai cơ thể thay đổi hoocmon, sẽ tác động làm giảm sự nhạy cảm của tế bào insulin dẫn đến tăng đường huyết.

Với tình trạng tiểu đường thai kỳ chúng ta có thể có những phương pháp kiểm soát được. Trước hết là đưa ra chế độ ăn phù hợp, luyện tập và có thể phải tiêm insulin.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường

Tuy nhiên, việc biết rõ một vài triệu chứng nghi ngờ bệnh tiểu đường là cần thiết để bạn biết được khi nào mình nên gặp bác sĩ để chẩn đoán đái tháo đường sớm nhất có thể. Glucerna xin đưa ra một số triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh tiểu đường2 để bạn tham khảo nhanh và đưa ra quyết định gặp bác sĩ khi cần thiết.

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

4.Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là triệu chứng mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.

Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu của bệnh

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

1. Bệnh tim mạch

Bệnh đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra xơ vữa động mạch gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.

2. Các bệnh về huyết áp

Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị đái tháo đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Biện pháp điều trị quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp là cần phải vừa đảm bảo bình ổn cả chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp, như vậy mới giảm được các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong.

3. Vết thương dễ bị nhiễm trùng

Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường không bị đái tháo đường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn . Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác, bệnh nhân dễ bị vết thương hơn từ đó nhiễm trùng xâm nhập và lan rộng. Hậu quả có thể bị cắt chân nếu hoại tử nhiễm trùng nặng nếu điều trị không đúng cách.

4. Bệnh về mắt

Bệnh đái tháo đường còn gây các biến chứng về mắt như tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và có thể chảy máu gây ra mù loà. Ngoài ra còn một số biến chứng mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực của người bệnh. Vì vậy người bệnh tiểu đường cần chăm sóc mắt cẩn thận và đi khám mắt định kỳ hàng năm.

5. Suy thận

Biến chứng thận cũng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu cao kéo dài. Hậu quả của suy thận có thể tiến triển xấu tới mức thận không hoạt động và cơ thể ứ đọng nhiều chất gây hại cho cơ thể. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều. Để phòng ngừa bệnh thận, người bệnh đái tháo đường cần trao đổi với bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán Bệnh đái tháo đường như thế nào ?

Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội Bệnh đái tháo đường Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì Bệnh đái tháo đường là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân bị Bệnh tiểu đường khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1- HbA1C > 6,5%.
2- Glucose khi đói >7,0 mmol/l.
3- Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống).
4- Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh Bệnh đái tháo đường.
– Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm trên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy có một trong các triệu chứng của bệnh Bệnh đái tháo đường.
– Thời gian làm các xét nghiệm trên mất khoảng một giờ.
– Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 đến 10 giờ.
– Xét nghiệm không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu mức glucose máu khi đói từ 6,4-7,0 mmol/l là giai đoạn tiềm tàng của Bệnh đái tháo đường- giai đoạn giảm khả năng dung nạp Glucose. Ngoài ra, cần làm thêm các xét nghiệm về lipid máu, chức năng thận, Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, khám chuyên khoa mắt, chụp X-quang phổi… để phát hiện các biến chứng của bệnh Bệnh đái tháo đường.

Điều trị Bệnh đái tháo đường như thế nào?

Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để xắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị Bệnh đái tháo đường nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.

Bản chất của bệnh Bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh Bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

Khi hai biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị Bệnh đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp.

Lưu ý:

Việc điều trị tiểu đường bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh tiểu đường đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.

Thanh đường gamosa

Thanh đường Gamosa học viện quân y là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Khác với các sản phẩm khác, Thanh đường Gamosa học viện quân y chứa các thành phần như: Dây thìa canh, Mướp đắng,Bạch truật,Cỏ ngọt, Giảo cổ lam,Thiên hoa phấn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.


Mua ngay

Hộ tạng đường

Sản phẩm Hộ Tạng đường là một trong những dòng sản phẩm dẫn đầu trong xu hướng sử dụng thành phần nguồn gốc thiên nhiên để điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường. 

Hộ Tạng Đường là sự phối hợp toàn diện giữa α-lipoic acid và các dược thảo có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết giảm cholesterol máu, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của tiểu đường.

Với sự kết hợp từ 5 thành phần chính (Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu và Alpha lipoic acid), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường thích hợp cho người tiểu đường type 1, type 2, người có nguy cơ cao mắc tiểu đường: Rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm

quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *