Bệnh cơ tim nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh cơ tim là thuật ngữ chỉ “bệnh của cơ tim” mà theo đó cơ tim không đảm bảo tốt chức năng của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người mắc bệnh cơ tim thường có nguy cơ loạn nhịp tim hoặc đột tử, hoặc cả hai…

Các loại bệnh cơ tim

Theo WHO, bệnh cơ tim có hai loại: ngoại sinh (extrinsic cardiomyopathies) và nội sinh (intrinsic cardiomyopathies). Bệnh cơ tim ngoại sinh là bệnh lý của cơ tim gây ra do những nguyên nhân bên ngoài cơ tim gây ra mà thiếu máu cơ tim do bệnh động mạch vành là nguyên nhân quan trọng nhất.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như bệnh van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh dinh dưỡng, tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa khác… Bệnh cơ tim nội sinh là loại bệnh mà không xác định được nguyên nhân do các bệnh ngoài tim gây ra.

Một số yếu tố nguyên nhân được đề cập đó là do nhiễm độc thuốc hoặc rượu, nhiễm trùng hoặc siêu vi (bao gồm cả virus viêm gan C), di truyền hoặc nguyên phát. Một số loại bệnh cơ tim nội sinh hay được nhắc đến trên lâm sàng đó là bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại (tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn), bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp và bệnh cơ tim hạn chế. Bệnh cơ tim thường được phát hiện tình cờ trong lần thăm khám sức khỏe thường quy .

Các quá trình

Thăm khám lâm sàng hầu như không có gì đặc biệt ngoài ngoài một số triệu chứng không đặc hiệu: nhịp tim có thể nhanh hoặc huyết áp có thể tăng nhẹ. Một số có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, ngủ nhiều, chóng mặt, mắt nhìn mờ hoặc có cảm giác nóng mặt. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân nhập viện vì khó thở nhiều (mà thường nhầm với bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mạn tính) hoặc các dấu hiệu lâm sàng đầy đủ của hội chứng suy tim toàn bộ (khó thở, phù hai chi dưới, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và suy chức năng của các cơ quan khác như gan và thận).

Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và làm siêu âm Doppler tim sẽ giúp chẩn đoán xác định. Điều trị tùy theo loại bệnh cơ tim, có thể phối hợp thuốc (trợ tim, lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin II, thuốc chẹn bê ta giao cảm) và và cấy máy tạo nhịp tim (có hoặc không kèm theo thiết bị chống rung tự động) nhằm cải thiện chức năng tim và chống loạn nhịp, tạo hình thất trái đối với thể bệnh cơ tim tắc nghẽn (bằng tim mạch can thiệp hoặc phẫu thuật). Tùy theo từng trường hợp có thể chỉ định thay tim hoặc điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc (stem cell therapy).

Bệnh cơ tim bị giãn nở
Bệnh cơ tim bị giãn nở

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cơ tim?

Không có nguyên nhân chính xác gây bệnh cơ tim. Tuy nhiên, ở một số người, các bác sĩ có thể xác định một số yếu tố góp phần. Nguyên nhân có thể của bệnh cơ tim bao gồm:

Di truyền;
Huyết áp cao kéo dài;
Tổn thương mô tim do nhồi máu cơ tim trước đó;
Nhịp tim đập nhanh mạn tính;
Bệnh van tim;
Rối loạn chuyển hóa như béo phì, bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường;
Thiếu hụt dinh dưỡng các vitamin hoặc khoáng chất cần thiết như thiamin (vitamin B-1);
Biến chứng của mang thai;
Uống rượu quá nhiều trong nhiều năm;

Do sử dụng thuốc và viêm nhiễm

Sử dụng cocaine, amphetamine hoặc steroid đồng hóa;
Sử dụng một số loại thuốc hóa trị và xạ trị ung thư;

Một số bệnh nhiễm trùng có thể làm tổn thương tim và kích hoạt bệnh cơ tim;
Tích tụ sắt trong cơ tim (bệnh ứ sắt);
Tình trạng gây viêm và có thể gây ra các khối tế bào phát triển trong tim và các cơ quan khác (sarcoidosis);
Một rối loạn gây ra sự tích tụ của các protein bất thường (amyloidosis);
Các rối loạn mô liên kết.
Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh cơ tim?

Bệnh này rất phổ biến, thường ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Tiền sử gia đình bị bệnh cơ tim, ngưng tim đột ngột hoặc suy tim;
Bệnh mạch vành;
Bệnh tiểu đường;
Béo phì nặng;
Sarcoidosis;
Bệnh ứ sắt;
Amyloidosis;
Nhồi máu cơ tim;
Cao huyết áp lâu ngày;
Nghiện rượu.

Những ai dễ mắc bệnh cơ tim?

Những người thường xuyên uống rượu bia, thức uống có cồn; sử dụng ma túy
Những người có cha/mẹ hoặc người thân tiền sử bệnh cơ tim dễ mắc bệnh cơ tim bẩm sinh
Những người đã điều trị ung thư bằng thuốc hóa trị, xạ trị

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh cơ tim

Trong thời gian đầu của bệnh, chúng ta rất khó xác định vì bênh không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi bệnh cơ tim tiến triển, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi làm việc nặng, căng thẳng
Thường xuyên ho khi nằm xuống, cảm giác đau tức ngực
Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, hay chóng mặt, ngất xỉu
Phù chân, mắt cá và bàn chân
Những dấu hiệu này đều được nhận biết chỉ khi bệnh đã tiến triển. Chính vì vậy, nếu người nhà phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng như trên nên đến ngay Bệnh viện để kiểm tra tim sớm nhất có thể.

Hầu hết những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh cơ tim đều sẽ được chỉ định kiểm tra tim bằng ECG (điện tâm đồ), chụp X-quang lồng ngực, siêu âm tim đồ để phát hiện bệnh.

Biến chứng và tác hại của bệnh cơ tim giãn nở

Các biến chứng bao gồm:

Suy tim: Tim không có khả năng bơm máu đi nuôi khắp cơ thể.
Hở van tim: Lớn thất trái gây van đóng không kín, làm máu phụt ngược lại tim và khiến tim bơm máu không được hiệu quả.
Phù: Dịch có thể tích tụ ở phổi, bụng, chân và bàn chân.
Loạn nhịp: Thay đổi cấu trúc tim và áp lực trong buồng tim có thể gây loạn nhịp.
Ngưng tim đột ngột.
Tạo cục máu đông: Việc ứ máu ở thất trái có thể tạo cục máu đông, trôi theo dòng mấu làm tắc máu đến nuôi các cơ quan quan trọng, gây đột quị, nhồi máu cơ tim hay tổn hại các cơ quan khác. Loạn nhịp cũng có thể gây cục máu đông.

Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn nở

Chẩn đoán
Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử, tiền căn gia đình, khám lâm sàng cho bạn và làm các xét nghiệm khác.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ có thêm thông tin về tim bạn, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, phát hiện độc tố trong máu gây ra bệnh.

X quang ngực: Xét nghiệm giúp kiểm tra tim, phổi có bất thường về cấu trúc và kích thước hay không, cũng như tình trạng ứ dịch ở phổi.

Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi lại tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Bác sĩ có thể biết được bất thường nhịp tim hoặc các rối lọan của thất trái. Bạn có thể đeo điện tâm đồ Holter để theo dõi nhịp tim một hay hai ngày.

Siêu âm tim: Xét nghiệm cho hình ảnh của tim nhờ vào sóng âm, cho phép biết được tim có bị lớn thất trái hay không, lượng máu bơm ra mỗi nhịp và máu có đi đúng hướng hay không.

Nghiệm pháp gắng sức:

Bạn có thể đi trên máy đi bộ hay chạy xe đạp đứng yên. Các điện cực gắn vào tim sẽ cho biết nhịp tim và lượng oxy sử dụng. Nếu bạn không thực hiện được, bạn có thể uống thuốc gây được hiệu quả tương tự.

CT hay MRI: Xét nghiệm có thể kiểm tra kích thước và chức năng bơm máu của các buồng tim.

Catheter thông tim: Một ống catheter sẽ được luồn qua mạch máu đến tim bạn, bác sĩ sẽ thấy được động mạch vành, kiểm tra áp lực tim và thu thập mẫu cơ tim để kiểm tra tổn thương gây bệnh cơ tim giãn nở.

Tư vấn tầm soát di truyền: Nếu bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân, họ có thể đề nghị bạn tầm soát các thành viên trong gia đình để kiểm tra bệnh có di truyền hay không.

Điều trị

Thuốc

Tùy thuộc vào triệu chứng, bạn có thể dùng các thuốc đuọc chứng minh có hiệu quả trong đièu trị suy tim và bệnh cơ tim giãn nở sau:

Thuốc làm dãn mạch và giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm công cơ tim, cải thiện chức năng tim.
Thuốc làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và ngăn ngừa các tác dụng gây hại của hormone gây stress làm nặng hơn tình trạng suy tim và nhịp tim bất thường.
Thuốc làm giảm lượng dịch thừa và muối trong cơ thể, làm giảm dịch ở phổi.
Thuốc làm tăg sức mạnh cơ tim, làm chậm nhịp tim, giảm triệu chứng suy tim và cải thiện khả năng hoạt động.
Thuốc ngăn ngừa cục máu đông.

Thiết bị

Các thiết bị cấy dùng để điều trị bệnh cơ tim giãn nở bao gồm:

Máy tạo nhịp
Thiết bị khử rung tim
Thiết bị hỗ trợ thất trái
Cấy tim

Bạn có thể cấy ghép tim nếu thuốc và các cách điều trị khác không còn hiệu quả.

Chụp điện tâm đồ
Chụp điện tâm đồ

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Các cách sau có thể giúp bạn giảm triệu chứng bệnh:

Tập thể dục: Hỏi bác sĩ động tác nào là an toàn và có lợi cho bạn. Các hoạt động thể thao thi đấu không được khuyến cáo vì làm tăng nguy cơ ngưng tim và tử vong đột ngột.
Bỏ hút thuốc.
Không sử dụng thuốc hoặc rượu cồn quá liều.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Dư cân sẽ làm tim bạn hoạt động khó khăn hơn. Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân hay béo phì.
Ăn chế độ ăn khỏe mạnh cho tim: Ăn các loại đậu, đa dạng trái cây vfa rau, giảm muối, cholesterol, mỡ bão hòa.

Biện pháp phòng chống bệnh cơ tim giãn nở

Thói quen sống khỏe có thể giúp ngăn ngừa hay giảm tác hại của bệnh:

Không hút thuốc
Không uống rượu cồn, hoặc uống lượng vừa
Không sử dụng cocaine và các thuốc bất hợp pháp khác
Ăn chế độ ăn khỏe mạnh, đặc biệt giảm muối
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Theo một chế độ tập luyện của bác sĩ
Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ

Chú ý:

Việc điều trị bệnh tim mạch bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh cơ tim đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Tiêu biểu là sản phẩm của học viện quân y

Thực phẩm chức năng Kardi Q10

Thực phẩm chức năng Kardi Q10 học viện quân y tăng cường sức khỏe tim mạch, tiêu tan nỗi lo về các bệnh tim mạch. Có hiệu quả cao trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ huyết khối, tắc nghẽn mạch vành, xơ vữa động mạch. Đồng thời giúp lưu thông máu trong các động mạch, tĩnh mạch


Mua ngay

Tỏi đen Sâm Ngọc Linh học viện quân y

Tỏi đen Sâm Ngọc Linh học viện quân y các trường hợp béo phì hoặc mỡ trong máu cao, người cao huyết áp, người có nguy cơ tai biến mạch máu não. Người bệnh tim mạch, tiểu đường. Suy nhược cơ thể, già yếu, có sức đề kháng yếu hoặc cần tăng cường sức khoẻ. Người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc dùng nhiều bia rượu.


Mua ngay

DƯỠNG TÂM AN MẠCH Q10-ENSTOU HỌC VIỆN QUÂN Y

Dưỡng tâm an mạch Q10 Enstou học viện quân y điều trị tai biến mạch máu não cung cấp các hoạt chất Coenzyme Q10, các chiết xuất từ thảo dược, vitamin tổng hợp và các khoáng chất: – Giúp điều chỉnh các rối loạn Lipid máu, nhất là giảm Cholesterol xấu trong máu. – Hạn chế xơ vữa mạch máu, tăng sức bền thành mạch. Giúp giảm nguy cơ huyết khối, phòng biến chứng tim mạch, não


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *